
Lỗi tại cái đuôi diều
LỖI TẠI CÁI ĐUÔI DIỀU Tập truyện ngắn “Lỗi tại cái đuôi diều” của Cao Văn Quyền kể viết về tuổi thơ của chính tác
98.100 ₫
“Cậu biết đường hầm Urashima chứ? Nghe bảo bước vào bên trong thì mọi mong ước sẽ biến thành hiện thực, nhưng phải đánh đổi bằng tuổi tác…”
Cậu học sinh cấp ba Tono Kaoru tình cờ nghe hóng được về truyền thuyết đô thị đó. Ngay đêm hôm ấy, cậu lại tình cờ tìm thấy một đường hầm có nét tương đồng…
Vào trong đường hầm, chưa biết chừng cậu sẽ đưa được đứa em gái đã mất năm năm trước quay về.
Sau giờ học, Kaoru tiến hành điều tra về đường hầm này, ai ngờ lại bị cô bạn Hanashiro Anzu – học sinh mới chuyển tới - phát hiện ra.
Hai cô cậu cộng tác với nhau để cùng đạt được mong ước của cả hai… Khởi đầu một mùa hè đầy những bất ngờ lý thú mà chưa ai từng biết tới.
Đường hầm tới mùa hạ - Lối thoát của biệt ly, câu chuyện đầy ý nghĩa về tình cảm gia đình và tình yêu, là lời tạm biệt gửi tới những vui buồn trong quá khứ, tìm lại những điều đã đánh mất để có thể hướng tới tương lai. Thái Hà Books trân trọng giới thiệu!
Mục lục:
Chương 1: Khoảng trời đơn sắc
Chương 2: Mồ hôi và nước súc miệng
Chương 3: Phong cảnh sau cơn mưa
Chương 4: Ước mơ của cô gái, hiện thực của chàng trai
Chương 5: Chạy
Chương kết
Lời bạt
Thông tin tác giả:
Mei Hachimoku: Sinh năm 1994
Cư ngụ tại Kansai.
Một kẻ mù đường hết thuốc chữa đang dốc toàn lực chạy giữa cuộc đời. Cũng không rõ đang chạy về hướng nào nữa. Tóm lại, đang cố gắng để mạch não không lạc lối theo.
Minh hoạ: Kukka
Sinh năm 1995.
Xuất thân từ đảo Goto.
Đam mê giống loài gặm nhấm và thích chuột hamster nhất hạng.
Ăn mấy loại đồ ngọt có matcha là vui vẻ.
Trích đoạn sách:
Đường hầm này khá nhỏ, độ cao chỉ tầm ba mét, xây bằng đá và phủ đầy rêu. Tôi đứng ngay chính diện mà không hề thấy đầu ra ở bên kia, cũng chẳng ước đoán được độ dài là bao nhiêu.
Nếu đường hầm này nằm ở một nơi dễ thấy hơn thì hẳn sẽ trở thành một địa điểm ma ám cho xem. Bầu không khí này dễ dàng gợi lên điều đó.
Một người tỉnh táo sẽ không bước vào nơi này. Cảnh tượng rùng rợn tới độ chỉ muốn thoái lui cho nhanh.
Tôi cũng tính vậy. Nếu không nhớ tới đoạn hội thoại hồi sáng.
“Cậu biết đường hầm Urashima không?”
“Làm gì có chuyện,” tôi lắc đầu.
Đó chỉ là một truyền thuyết đô thị. Làm gì có đường hầm giúp biến mọi mong ước thành sự thật. Kế đến, tình cờ tìm thấy một đường hầm mà vội vã liên kết nó với một truyền thuyết đô thị thì dễ dàng quá. Mình đã 17 tuổi rồi, còn mơ tưởng linh tinh cái gì. Ngốc nghếch. Quay về thôi. Kẻ quân tử phải biết tránh cái hại trước mắt, cứ coi như chưa từng trông thấy đường hầm này.
“Chán thật, mình không nên mò tới đây,” tôi vừa giễu cợt bản thân vừa leo ngược lên cầu thang.
Ở bậc thang cuối cùng, tôi bỗng dừng bước.
Giả sử. Chỉ là giả sử mà thôi.
Nếu đường hầm Urashima thật sự tồn tại, nếu nó giúp đạt được mọi mong ước… thì có thể mang Karen trở lại không?
Tôi bật đèn soi điện thoại, bước vào trong đường hầm.
Chỉ một chút thôi. Chỉ cần đi vào một chút. Không có gì xảy ra thì quay lại ngay lập tức.
Tôi thận trọng dò từng bước để tránh bị vấp ngã hoặc giẫm phải thứ gì lạ. Mùi đất ngai ngái. Tôi đã chuẩn bị tinh thần vấp phải một hoặc hai cái xác động vật, nhưng còn chẳng tìm thấy nổi một cái lá rơi. Nơi này không hề có rêu mọc và trông sạch sẽ đến đáng ngạc nhiên so với vẻ ngoài hoang phế. Tuy nhiên, cơn gió nồm không ngừng liếm láp toàn thân khiến tôi cảm thấy chờn chợn. Kết hợp với độ hẹp của đường hầm, tôi cảm giác mình đang đi xuyên qua cơ thể của một con rắn khổng lồ.
Nếu ánh đèn tắt vào lúc này, tôi sẽ bị hù một mẻ không chừng. Tôi lo lắng cho pin điện thoại, bèn kiểm tra màn hình và thấy chỉ còn khoảng 10% pin. Lượng pin ít đến đáng lo ngại.
Mau quay lại thôi nhỉ? Tôi vừa nghĩ tới chuyện đó, thì nhận thấy ánh sáng nhẹ nhàng lọt tới từ đằng xa. Lối ra sao? Trời ạ. Chả có gì xảy ra hết… Tôi thấy mất hứng nhưng vẫn rảo bước nhanh đi về phía đó. Ánh sáng dần lớn lên…
LỖI TẠI CÁI ĐUÔI DIỀU Tập truyện ngắn “Lỗi tại cái đuôi diều” của Cao Văn Quyền kể viết về tuổi thơ của chính tác
Cuốn sách “Văn Hoá Phong Tục” của Hoàng Quốc Hải là tác phẩm nghiên cứu văn hóa và phong tục Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Bao gồm 46 bài viết, mỗi bài khám phá một khía cạnh riêng của văn hóa truyền thống và hiện đại, từ thờ cúng tổ tiên đến nghệ thuật uống trà, từ lễ tịch điền đến phố cổ Hà Nội. Tập trung nghiên cứu sâu về Thăng Long – Hà Nội, cuốn sách phản ánh văn hóa, lễ hội, và tư duy người dân. Tác giả cũng chỉ ra hạn chế và đề xuất cải thiện, thể hiện tâm huyết gìn giữ văn hóa dân tộc.
Giải Phẫu Học Về Giãn Cơ (Tái Bản 2021) Tính linh hoạt, mềm dẻo của cơ thể là một yếu tố quan trọng trong
Em Vui Học Tin Học 1 Sách EM VUI HỌC TIN HỌC 1 gồm ba chủ đề về toán, tiếng Anh và thế giới quanh
Tất cả chúng ta đều có sức hấp dẫn, lôi cuốn người khác nhưng không phải ai cũng ý thức và nhận ra được khả
“QUẬY ĐỤC NƯỚC” MÙA LỄ HỘI CÙNG LỚP HỌC MẬT NGỮ TUYỂN TẬP ĐẶC BIỆT VOL.6 Mùa lễ hội cuối năm đang đến rần rần
Math Art – Toán học và nghệ thuật sáng tạo cho trẻ em là chuyến hành trình khám phá Toán học trong thế giới Nghệ
Beika – nơi được mệnh danh là lãnh địa của thần chết, vì muốn trả thù “gã đó” – tức Kudo Shinichi, mà ngày nào
Không được số phận ưu ái, sớm bị bệnh tật, trải qua chiến tranh với nhiều mất mát, chia li… thậm chí khi trưởng thành,
Mã Kim Đồng: 5201514180003ISBN: 978-604-2-19348-1Tác giả: Khánh QuỳnhNhật VũĐối tượng: Nhi đồng (6 – 11)Khuôn Khổ: 15×21 cmSố trang: 32Định dạng: bìa mềmTrọng lượng: 95 gramBộ sách: Vun đắp tâm hồn – Thế giới của khủng long KioNgày phát hành: 18/12/2020
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
Áo Em Trắng Bay Trong Màu Nắng Nhạt “Hình như hôm nay Thu đã san Em xa tôi rồi ôi mênh mang Nghìn hoa thờ