Mã Tiểu Khiêu Phiêu Lưu Ký Khám Phá Thế Giới – Kỷ Trias
”Biệt đội khám phá khoa học” bắt đầu hành động rồi. Hôm nay, Mã Tiểu Khiêu cùng đám bạn sẽ đi đến viện bảo tàng.
76.500 ₫
Bài ca của ông tôi là câu chuyện vinh danh cha ông ta, những người đầu tiên khai hoang vùng đất phương Nam. Bộ đôi tác giả - họa sĩ đoạt giải thưởng Phùng Nguyên Quang và Huỳnh Kim Liên mang đến một hành trình ngập tràn cảnh sắc và âm điệu của thiên nhiên hùng vĩ, khơi gợi lòng biết ơn cùng niềm tự hào về những người đi mở cõi, giúp bạn đọc thêm hiểu, thêm yêu đất và người nơi đây.
“Lặng yên, con có nghe thấy tiếng ca không?”
---
“Chúng tôi viết và vẽ câu chuyện này để vinh danh những người khai hoang đầu tiên của phương Nam. Về quá trình họ xuôi dòng nước tới đây, đắp đất xây bờ, cày cấy trồng trọt trên mảnh đất này từ rừng rậm và đầm lầy. Chúng ta sẽ được trở về thời thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và đáng sợ. Con người phải biết kính sợ Mẹ Thiên Nhiên cùng những tạo vật của bà và chính nỗi sợ ấy giúp họ tồn tại. Vùng đất từng là vương quốc của dã thú, của những con vật to lớn được xem là thần cai quản từng ngọn núi, con sông, từng ngọn tre, hòn đá. Bây giờ, chúng chỉ còn là bóng hình của quá khứ được lưu giữ trong các khu bảo tồn.
Câu chuyện xa xưa này có thể không gợi lên cảm giác quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó luôn đáng được kể đi kể lại. Chúng tôi mong quí độc giả có thể nhận ra rằng thành phố hiện đại nơi ta sống từng được dựng lên từ hoang vu rừng rậm. Rằng con người từng nhỏ bé và cô độc biết bao khi đứng trước thiên nhiên kì vĩ. Rằng thiên nhiên có thể vừa hào phóng vừa hung tàn cùng một lúc. Rằng tổ tiên chúng ta từng mạnh mẽ và can đảm như thế nào, và ta nên tự hào về nguồn cội ra sao. Rằng chúng ta nên nhớ lại cách tôn trọng Mẹ Thiên Nhiên và những gì bà ban tặng.
Trong hành trình này, chúng tôi đã cố gắng tránh việc đơn giản hóa và lí tưởng hóa quá khứ. Cuộc sống của những người khai khẩn đất hoang vốn rất nhọc nhằn và đầy những điều đáng sợ. Nhưng cha ông ta luôn tìm được cách để can đảm vượt qua tất cả và truyền lại trải nghiệm, nỗi lòng của họ cho các thế hệ sau qua những lời hát, câu thơ. Những con người ấy giờ đã khuất núi xa xôi, nhưng tinh thần của họ vẫn lưu truyền, còn mãi trong tiềm thức của ta.
Quí độc giả thân mến, xin hãy hỏi cha mẹ hay ông bà của mình về những bài ca mà họ nhớ mãi từ thuở ấu thơ. Và khi nghe lại giai điệu ấy, bạn sẽ nhận ra bài ca đã luôn luôn nằm trong tim bạn.” - Phùng Nguyên Quang & Huỳnh Kim Liên
“Bộ đôi tác giả - họa sĩ đã tưởng tượng nên một cuộc đối thoại với chính lịch sử của họ về chuyện xây dựng một cộng đồng, bao gồm những điều gần gũi như hình ảnh ông bà cha mẹ, như sự cần lao của cá nhân và tập thể, như lũy tre làng và ruộng lúa nước, đến những điều xa xôi khó nắm bắt hơn như cách con người hòa nhịp với thiên nhiên, về cách tất cả chúng ta, ông bà tổ tiên và trời đất đã đan dệt thành một điều lớn lao hơn. Bài ca của ông tôi là bức thư yêu thương gửi cho những thế hệ trước và các di sản họ để lại, vô cùng gần gũi như chính gia đình và hơi thở của chúng ta.” - Chistopher Myers
”Biệt đội khám phá khoa học” bắt đầu hành động rồi. Hôm nay, Mã Tiểu Khiêu cùng đám bạn sẽ đi đến viện bảo tàng.
Học Cách Yêu Lại Chính Mình – Bắt Đầu Từ Việc Đi Qua Cảm Giác Dằn Vặt, Tội Lỗi Nói một cách hình tượng, lương
“999 lá thư gửi cho chính mình” là một tác phẩm đặc biệt đầy cảm hứng đến từ tác giả văn học mạng nổi tiếng
Bộ Não Của Phật – Hạnh Phúc, Tình Thương Và Trí Tuệ “Nếu bạn có thể chuyển hóa bộ não, thì bạn có thể thay
Là tập tản văn tiếp theo của Ngô Thị Giáng Uyên ra mắt bạn đọc sau hai tập: Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương,
Bạn có muốn xây dựng một doanh nghiệp phát triển vượt trội mà vẫn được tự do tự tại sống theo ý mình? Bạn có
Một người cha đã trốn tránh việc đối mặt với đứa con luôn muốn được nhìn nhận. Một người bạn đang nỗ lực hết sức
Triết Lý Tiền Bạc Của Người Do Thái Dân tộc Do Thái đã sáng tạo và quảng bá những gì giờ đây trở thành di
Tài Liệu Dạy – Học Toán 6 – Tập 2 (Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh) Hỗ trợ việc dạy và học môn
Mahabharata bằng hình – Thiên sử thi vĩ đại nhất của Ấn Độ Tác giả: DK Dịch giả: Lê Thị Oanh dịch Hiệu đính: Hồ
“Cởi mở và nhân ái! David Deida đã tìm ra thứ ngôn ngữ mới sống động cho những điều khó thể hiện!” – Coleman Barks,