Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Quy Tắc Của Nghệ Thuật

Giá bán:

247.500 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

Quy Tắc Của Nghệ Thuật

Quy Tắc Của Nghệ Thuật

“Đòi hỏi sự tự trị của văn học, được biểu hiện tiêu biểu trong Chống Sainte-Beuge của Proust, phải chăng hàm ý rằng việc đọc các văn bản văn chương chỉ là thuần túy văn chương? Có thực là việc phân tích có khoa học có nguy cơ phá hủy điều làm nên tính đặc thù của tác phẩm văn chương và việc đọc, như thú thẩm mĩ chẳng hạn? Và phải chăng nhà, xã hội học có xu hướng tương đối luận, đánh đồng mọi giá trị, hạ thấp những sự vĩ đại, phá hủy sự khác biệt làm nên đặc tính của “người sáng tạo”, vốn luôn bên cạnh Đấng Duy nhất? Điều đó là vì có lẽ anh ta có liên quan với số lượng lớn, trung bình cộng, cái trung bình, và do thế với sự tầm thường, sự thiểu số, minores, số đông những tác giả nhỏ trong bóng tối, chưa được biết, với điều căm ghét vượt lên mọi “nhà sáng tạo” của thời đại đó, nội dung và văn cảnh, cái “tham chiếu” và cái ngoài văn bản, cái ngoài văn bản và cái ở ngoài văn học?”

(Trích Lời dẫn)

“Các tiến bộ của trường văn học hướng tới sự tự chủ được đánh dấu bằng việc là vào cuối thế kỉ XIX, sự phân tầng giữa các thể loại (và các tác giả) theo những tiêu chí đặc biệt của việc đánh giá của những người ngang hàng nhau gần như đích xác ngược lại với sự phân tầng theo sự thành công thương mại. Điều đó khác với những gì quan sát được vào thế kỉ XVII, khi hai sự phân tầng gần như lẫn lộn vào nhau, vì những kẻ được đánh giá cao nhất trong giới văn nhân, nhất là các nhà thơ và nhà bác học, là những người ưu thế nhất trong việc nhận được các khoản trợ cấp và sự tiền bạc.”

(Trích Sự nổi lên của một cấu trúc đôi)

Pierre Bourdieu

Sinh (1930-2002) được coi là một trong những gương mặt lớn nhất của giới nghiên cứu khoa học xã hội Pháp, và có tầm ảnh hưởng trên thế giới trong nửa sau thế kỉ XX. Kế thừa di sản trực tiếp từ Marx, Weber, Mauss, Durkheim, Cassirer, Althusser, Bacherlard,... các nghiên cứu của ông xuất phát từ nhân học đã nhanh chóng chuyển sang xã hội học và được triển khai trên một quy mô rất rộng bao trùm nhiều ngành và lĩnh vực của khoa học nhân văn. Ông còn là một nhà khoa học nhập cuộc khi tham gia ủng hộ những hoạt động xã hội của giới công nhân, của những người đồng tính từ những năm 1980 và phê phán mạnh mẽ chính sách tân tự do.

Xem thêm

Ông bố chân dài

Ông bố chân dài

  Ông bố chân dài “Ông bố chân dài” ban đầu được xuất bản nhiều kỳ trên Tạp chí Ladies’ Home. Truyện kể về cô

Chờ load dữ liệu