Cuốn sách nổi tiếng nhất về trà của thế kỷ 20 – một tác phẩm của Okakura Kakuzo – tác giả người Nhật đã khiến “cả thế giới” phải quan tâm.
Trà thư được Okakura Kakuzo viết bằng tiếng Anh. Cuốn sách như một lời phản biện hùng hồn đồng thời là chiếc cầu nối hai nền văn hóa Á và Âu. Kakuzo Okakura, giải thích rằng bắt đầu từ thế kỷ 15, người Nhật đã biến trà, một loại đồ uống lâu đời của Trung Quốc, thành một nghệ thuật – Trà đạo. Đó là một nghệ thuật đơn giản, thuần khiết và hòa bình mà tất cả mọi người đều có thể tham gia, dù ở bất cứ vị trí nào trong cuộc sống. Đó là một con đường dẫn đến sự hoàn hảo trong một thế giới không hoàn hảo.
Với sự hài hước xen lẫn châm biếm nhẹ nhàng, Okakura thảo luận về những quan niệm sai lầm ngớ ngẩn mà người phương Tây và phương Đông dành cho nhau. Ông cho rằng bất chấp những hiểu lầm và định kiến tồn tại giữa hai nền văn minh, phương Đông ít nhất cũng sẵn sàng học hỏi từ phương Tây. Ông hỏi: Khi nào thì phương Tây cố gắng hiểu phương Đông?
Okakura tìm thấy hy vọng về sự hiểu biết lẫn nhau trên toàn cầu trong trà. Trà là chén của nhân gian. Người dân Châu Âu và Châu Mỹ cũng yêu thích trà như người Nhật.
Những điều có thể bạn sẽ biết về trà qua cuốn sách:
1. Chuyện trà và văn hoá thưởng trà của người Trung Quốc
Là cuốn sách kinh điển “Trà kinh” sẽ cũng cấp cho bạn tất cả những kiến thức về trà với 10 điểm cần biết. Một: Nguồn gốc của trà; Hai: Công cụ sản xuất trà; Ba: Kỹ thuật chế biến trà; Bốn: Dụng cụ đun và uống trà; Năm: Phép đun trà; Sáu: Phép uống trà; Bảy: Những ghi chép về trà; Tám: Các vùng trồng trà; Chín: Tinh gọn phép đun pha và chế biến trà; Mười: Những đồ hình về trà.
2. Nghệ thuật Trà đạo và Trà thất Nhật Bản
Tại Nhật Bản, Trà vượt khỏi quan niệm là một sự lý tưởng hóa hình thức uống và trở thành một nghệ thuật sống. Trà trở thành lý do để tôn thờ sự thanh khiết và tao nhã, để cho một buổi lễ thiêng liêng mà ở đó, cả khách lẫn chủ cùng chung nhau tạo ra nguồn phúc lạc cực điểm từ những gì tầm thường trần tục. Trà thất là một ốc đảo trong hoang mạc ảm đạm của sự tồn sinh, nơi những lữ khách mệt mỏi có thể gặp gỡ nhau để uống nguồn suối chung từ thấu cảm nghệ thuật.
3. Chén trà trong nhân gian
Khởi đầu, Trà được dùng như một vị thuốc, rồi dần dần trở thành một thứ đồ uống. Vào thế kỷ VIII ở Trung Quốc, Trà đã xâm nhập vào lãnh địa thi ca với tư cách là một thú tiêu khiển tao nhã. Đến thế kỷ XV, Nhật Bản xưng tụng Trà lên thành một tôn giáo duy mỹ, gọi là Trà đạo. Vào năm 1610, các con tàu của hãng Đông Ấn Hà Lan đã mang những kiện Trà đầu tiên vào châu Âu. Trà được biết đến ở Pháp năm 1636, và đến Nga năm 1638. Nước Anh chào đón Trà năm 1650 và nói về nó là “thứ đồ uống tuyệt vời từ Trung Hoa, được tất cả các y sư tán thưởng
4. Các trường phái trà
Giống như nghệ thuật, Trà cũng có các giai đoạn và trường phái. Sự phát triển của Trà nhìn chung có thể chia làm ba giai đoạn chủ yếu: Trà đun (Đoàn Trà), Trà khuấy (Mạt Trà) và Trà ngâm (Yêm Trà).
5. Mối liên hệ giữa Thiền và Trà
Mối liên hệ giữa Thiền và Trà đã trở nên quen thuộc. Chúng ta đều đã biết rằng nghi thức Trà chính là sự phát triển của nghi lễ Thiền định. Danh xưng Lão Tử, chính là thủy tổ của Đạo giáo, cũng gắn bó mật thiết với lịch sử Trà. Sách học cổ Trung Quốc bàn về nguồn gốc các phong tục tập quán ghi lại rằng nghi thức dâng Trà khởi nguồn từ một cao đồ của Lão Tử có tên là Quan Doãn, người đầu tiên đã dâng cho “Lão Triết gia” chén linh dược trường sinh vàng tại Hàm Cốc Quan.