Các Mô Hình Quản Trị Kinh Điển Thế Giới Trông Mối Tương Quan Với Thành Ngữ - Tục Ngữ Việt Nam
Đây được xem là cuốn sách đầu tiên tổng hợp và phân tích các mô hình quản trị kinh điển Thế giới trong sự đối sánh với Thành ngữ – Tục ngữ Việt Nam.
Trong quá trình viết sách các tác giả cũng gặp nhiều khó khăn, khi dịch các mô hình quản trị kinh điển thế giới này ra tiếng Việt với một ngôn ngữ tối giản để dể hiểu ứng dụng không phải là lý thuyết suông. Do đó, phải có sự liên tưởng đến thành ngữ tục ngữ Việt Nam được răn dạy để 2 bên có tính tương ứng thì đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm về quản trị rất nhiều.
Mô hình đầu tiên được giới thiệu là Tổng quan về 5 cấp độ sản phẩm – “About the Five Levels Model” của chuyên gia Marketing Philip Kotler và Kevin Lane Keller. Mô hình này được các tác giả cuốn sách đối sánh với câu tục ngữ “Muốn no ấm phải lo thâm canh, muốn làm giàu nhanh phải trồng cây xuất khẩu” thông qua sự trùng hợp trong quản trị kinh doanh về tính chuyên sâu và tầm nhìn chiến lược. Qua đó, các tác giả tiến hành phân tích sâu hơn về phương pháp tiếp cận chiến lược, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài; Phân tích đối thủ cạnh tranh; Phân tích khách hàng và các bên liên quan qua các giai đoạn.
Đánh giá về cuốn sách TS. Lê Đăng Doanh – Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Sự dẫn dắt của tác giả qua câu Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống theo mô hình Capacity Model là rất hay. Một doanh nghiệp phát triển cần nhiều yếu tố, như lúa tốt đâu chỉ giống tốt là được”.
Mỗi một câu ca dao, thành ngữ – tục ngữ được xem một bài học quý giá được đúc kết và để lại giá trị sâu sắc cho các thế hệ sau. Triết lý kinh doanh trong thành ngữ, tục ngữ cần được nhận thức và vận dụng linh trong hoạt động kinh doanh. Và hôm nay, ta lại bắt gặp những câu ca dao thành ngữ tục ngữ ấy trong cuốn sách “Các mô hình quản trị kinh điển thế giới trong mối tương quan với thành ngữ – tục ngữ Việt Nam” một lần nữa gợi mở nhiều bài học quý giá được vận dụng trong quản trị doanh nghiệp của các doanh nhân hiện nay.