
Tự Thú Của Một Bà Mẹ Mê Bóng Đá
Thật kì diệu làm sao khi gia đình của bạn có một màu sắc để yêu quí. Với gia đình trong cuốn tự truyện này,
Đường mây qua xứ tuyết - sức hút mãnh liệt của Tây Tạng
Đường Mây Qua Xứ Tuyết (“The Way of the White Clouds”) ghi lại những điều Anagarika Govinda chứng kiến trong thời gian du hành ở Tây Tạng. Hành trình của tác giả diễn ra vào khoảng thập niên 30 đến thập niên 50 của thế kỷtrước, trước thời kỳ diễn biến chính trị phức tạp dẫn đến sự sáp nhập vào lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như hiện nay. Thời điểm đó, một phần phía tây của Tây Tạng bị xem như nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa Anh nên việc tác giả đi từ Sri Lanka sang Ấn Độ rồi thâm nhập phía tây Tây Tạng (tất cả đều là thuộc địa của Anh), giấy tờ thông hành đều do người Anh kiểm soát. Về phần sau của hành trình, tác giả đi sâu vào phần phía đông Tây Tạng vốn thuộc sự quản lý của chính quyền Lạt Ma tại Lhasa nên lại phải xin cấp thêm giấy thông hành từ chính quyền này.
Trên thực tế, từ thời cổ đại cho đến tận lúc bấy giờ, Tây Tạng vốn chỉ được xem như một vùng đất bí ẩn khép kín, một mắt xích trên con đường tơ lụa huyền thoại nên dù đã nhiều lần bị xâm chiếm, các chính quyền đô hộ tạm thời đều dần dà "bỏ rơi" vùng đất này; do đó, nơi đây được đứng đầu bởi cố vấn tinh thần là các đức Lạt Ma mà cao nhất là Đạt Lai Lạt Ma. Từ góc nhìn của người phương Tây, Tây Tạng được xem như một phần của vương quốc Ấn Độ (vốn bao gồm cảcác nước Pakistan, Nepal, Bhutan, Bangladesh,... ngày nay) do nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng từ tín nguỡng và tôn giáoẤn Độ hơn từ phía Trung Hoa.
Những diễn biến chính trị từ thập niên 50 của thế kỷ trước trở về sau này, hẳn nhiên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến phong tục và đời sống tín ngưỡng của Tây Tạng. Song, nếu tìm hiểu và đặt tâm trí mình trở về với giai đoạn trước khinhững biến đổi phức tạp này diễn ra, người đọc sẽ cảm nhận rõ nét hơn về cái "Tự do", sự uyên thâm và tính nguyên thủy của Phật giáo Tây Tạng mà tác giả Anagarika Govinda và dịch giả Nguyên Phong muốn truyền tải.
Bạn đọc nói gì về quyển sách này:
“Đọc quyển này tôi thấy mình suy nghĩ và chiêm nghiệm sâu hơn về Phật. Bằng những từ ngữ đơn giản, sách giúp tôi ngỡ ra nhiều điều, cũng nhắc lại nhiều nguyên tắc xưa cũ mà tôi đang cần, ví như việc các nhà sư ẩn tu nơi rừng xa núi sâu tránh xa thế tục một thời gian dài khi nào đắc đạo rồi mới xuống núi giúp đời, hay cái chết chỉ là một phần của sự sống, và thân xác cơ thể chỉ là "công cụ" để linh hồn hoàn thành sứ mệnh của mình.” – Rosie Nguyễn trên Goodreads
“Đường Mây Qua Xứ Tuyết đã hệ thống lại rất rành mạch, rõ ràng về Phật giáo Tây Tạng. Nó cho mình những lý giải rất khác về Phật giáo nói chung. Cuối cùng, sau 26 năm nhìn người Việt đi chùa lễ Phật cầu xin đủ thứ, mình mới bắt đầu có niềm tin vào Phật giáo. Cái mà chúng ta hướng đến không phải là một thế lực cao siêu nào, mà mọi sự tu tập, mọi chuyến “hành hương” đều dẫn vào trong chính mình.” – Tram Bui trên obook.co
Về tác giả:
Tác giả cuốn sách, Lama Anagarika Govinda, tên thật là Ernst Lothar Hoffman. Ông là nhà nghiên cứu triết học, tu sĩ Phật giáo, họa sĩ và giáo sư Phật học người Đức.
Vào năm 1928–1930, ông đến Sri Lanka xuất gia với Đại đức Nyantiloka Mahathera. Ông là một học giả uyên thâm về Pāli, với mười hai cuốn sách viết về Phật giáo Nam Tông. Ông còn là một thành viên trong Ban Quản trị Hội Phật giáo Thế giới.
Dịch giả cuốn Đường mây qua xứ tuyết là Nguyên Phong. Ông tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Nguyên Phong rời Việt Nam du học ở Mỹ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán.
Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông. Trong số đó, có thể kể đến các ấn phẩm: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ cõi sáng, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…
Thật kì diệu làm sao khi gia đình của bạn có một màu sắc để yêu quí. Với gia đình trong cuốn tự truyện này,
Lý Quang Diệu – Người Cha Lập Quốc Lý Quang Diệu được công nhận là người cha lập quốc của đất nước Singapore. Trong vai
Bạn có những suy nghĩ không mong muốn, lặp đi lặp lại một cách tiêu cực và nó đang cản trở cuộc sống của bạn, khiến bạn mất ngủ hoặc hết sức khổ đau?
Hãy đọc Giải phóng tâm trí: Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và độc hại bởi đây là một cuốn sách đầy ý nghĩa và hữu ích cho bất kỳ ai đang tìm kiếm cách để cải thiện tâm lý và tinh thần của mình.
Được viết bởi một nhóm các chuyên gia sức khỏe tâm thần và vận dụng liệu pháp dựa trên bằng chứng, cuốn sách này cung cấp các giải pháp nhanh chóng để xoa dịu những suy nghĩ đau khổ vào thời điểm bạn cần nhất.
Bạn sẽ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và độc hại, đồng thời xây dựng một tâm trí mạnh mẽ và tích cực hơn.
Đừng sợ hãi mà hãy đối mặt với những nỗi ám ảnh
Đi Để Mà Đi Khi gặp phải một sự cố nào đó trong cuộc đời, khi người ta cảm thấy bơ vơ, chông chênh
Tác giả admin View all posts
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
Bộ sách “Bé tự rèn tính tốt”, thông qua hình ảnh Bé Quái vật biết cư xử gồm 4 cuốn, những nội dung thông thường
Công ty phát hành Alpha Books Ngày xuất bản 1 – 2024 Kích thước 13 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm tay gấp Số
Gia Định Là Nhớ – Sài Gòn Là Thương 2 Trong “Gia Định là nhớ – Sài Gòn là thương 2″, tác giả Cù Mai Công tiếp
Úm ba la, hoá ra thần đồng! Bộ truyện tranh cung cấp kiến thức khoa học bổ ích cho bé Giai đoạn đầu tiên làm
Nhớ lẫn trong gió Nhớ len trong mây Nhớ da diết nhớ Nhớ làm mắt cay! Người đi năm ấy Mang theo nỗi buồn
Bộ sách được biên soạn một cách tỉ mỉ và công phu, giúp các bé tập tô màu sáp. Dưới sự hướng dẫn tận tình của