Tóm tắt & Review sách Tỷ Phú Bán Giày – Tony Hsieh
1. Giới thiệu tác giả
Tỷ Phú Bán Giày được viết bới tác giả Tony Hsieh (12/12/1973 – 27/11/2020) – giám đốc điều hành của công ty kinh doanh giày và áo quần trực tuyến Zappos.
Sự vươn lên mạnh mẽ của Zappos một phần lớn nhờ vào phong cách lãnh đạo tài ba của Tony Hsieh. Dịch vụ chăm sóc khách hàng và văn hoá doanh nghiệp là hai yếu tố mà ông vô cùng xem trọng.
Là tỷ phú bán giày với nhiều năm kinh nghiệm của một người đi trước, Hsieh khẳng định rằng chỉ với đam mê và các ý tưởng thôi là chưa đủ cho giai đoạn phát triển doanh nghiệp, đây mới chỉ là nền tảng cơ bản. Ngoài ra, ông cho biết rằng đồng tiền và các mối quan hệ – 2 thứ không thể tách rời chính là một trong những bí quyết giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững. Thiếu 1 trong 2 thì sẽ rất rủi ro.
2. Giới thiệu tác phẩm
Ước mơ trở thành tỷ phú quả thực là mục tiêu của hầu hết những bạn trẻ đang có trong mình những định hướng, tương lai về việc kinh doanh, khởi nghiệp. Ít ai dám khẳng định khởi nghiệp là con đường dễ dàng, bởi ước mơ thì nhiều mà chẳng mấy ai theo đuổi và thực hiện nó đến cùng. Phải chăng điều chúng ta thật sự thiếu trong việc kinh doanh là gì?
Đến với Tỷ Phú Bán Giày, bạn sẽ tìm ra câu trả lời không chỉ về bài học khởi nghiệp mà còn những triết lý sâu sắc, nhân văn mà Tony Hsieh muốn truyền tải đến bạn đọc.
Tỷ Phú Bán Giày không phải là một cuốn sách dạy cách làm giàu tuần tự theo các bước, cũng không hẳn là một cuốn sách chỉ dẫn bí quyết kinh doanh hay nghệ thuật quản lý mà là hành trình tìm ra chân lý của hạnh phúc, đam mê và lợi nhuận.
3. Tóm tắt nội dung sách Tỷ Phú Bán Giày
Tỷ Phú Bán Giày được kể và tóm tắt về cuộc hành trình từ con số 0 tròn trĩnh của Tony Hsieh. Nhưng trong vòng 10 năm, ông khiến Zappos trở thành một cỗ máy kiếm tiền với doanh thu hơn 1 tỷ USD/năm.
Đã có không ít những khó khăn, thách thức và lẫn cả thất bại trên quãng đường ông bước đến được với sự thành công.
Bài học rút ra từ các câu chuyện của Tỷ Phú Bán Giày sẽ giúp bạn định hướng rõ hơn mục tiêu cuộc đời, điểm cốt yếu trong buôn bán và định nghĩa thế nào là hạnh phúc. Quyển sách được chia làm 3 phần lớn.
Phần 1: Lợi nhuận
Khi còn bé, Tony Hsieh đã là một cậu nhóc có chí hướng làm ăn. Ông đã dám lên và thực hiện kế hoạch táo bạo đó là sẽ tạo nên một trang trại giun để kiếm lợi nhuận với số vốn $33,45 từ bố mẹ. Ông đã thất bại trong thương vụ khởi đầu này bởi vì sự non nớt và thiếu kinh nghiệm của bản thân. Mặc dù vậy, ông không mấy nản chí và tiếp tục tìm kiếm cơ hội từ các công việc khác. Bởi vì là người có máu kinh doanh, táo bạo và liều lĩnh hơn bất kì một ai ở độ tuổi đó, ông nắm bắt mọi cơ hội nào miễn là nó đem về được tiền.
Tony Hsieh học hỏi rất nhiều thứ cũng như tích luỹ được những kinh nghiệm xương máu từ các công việc mà ông đã làm. Ngoài ra, phong cách kinh doanh của ông cũng khác biệt và sáng tạo hơn so với mọi người.
Sau khi tốt nghiệp đại học Harvard danh giá, ông liên tục được săn đón bởi các công ty lớn. Nhưng ông quyết định chọn Oracle với mức lương $40,000/năm và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Tuy nhiên, so với mức lương cao ngút trời ấy thì công việc hàng ngày của ông lại rất nhàn rỗi và có nhiều thời gian rảnh. Ông đâm ra hụt hẫn vì không như mong đợi.
Hsieh là kiểu người như thế, những công việc đầy thứ thách thức và sáng tạo mới tạo được niềm cảm hứng cho ông. Cho nên, ông đã nghỉ việc tại Oracle cùng với Sanjay để lập nên LinkExchange.
Vì sự tiềm năng mạnh mẽ của công ty do Hsieh và Sanjay vận hành, LinkExchange cuối cùng cũng được bán cho gã khổng lồ Microsoft với mức giá cao ngất ngưỡng. Với số tiền từ việc bán LinkExchange, ông tham gia vào các hoạt động đầu tư cho nhiều công ty khác nhau. Nhưng tâm đắc nhất đó chính là thương vụ đầu tư vào công ty bán giày online Zappos.
Ông rồi cũng hết hào hứng với việc đầu tư và có ý muốn tham gia để tạo ra một điều gì đó ý nghĩa hơn. Nó đã giục giã ông trở thành nhân lực chính của Zappos và dành tất cả nỗ lực cho công ty này.
Phần 2: Lợi nhuận và đam mê
Công việc không diễn ra suôn sẻ như mong đợi. Ngược lại, Zappos lâm vào cảnh khó khăn chồng chất khó khăn. Công ty đã gặp rất nhiều vấn đề lớn nhỏ, một trong số đó là khâu vận chuyển hàng hóa cho khách hàng, việc chuyển hàng trực tiếp từ các thương hiệu đến người tiêu dùng gặp rất nhiều trắc trở và không đem lại hiệu quả cao.
Cuối cùng, Tony cùng cộng sự đã quyết định dựng lên nhà kho riêng của Zappos, nhập hàng từ các thương hiệu lớn và tự Zappos sẽ vận chuyển cho khách hàng. Để thực hiện được việc này, Fred, một trong những người cộng sự thân tín của ông đã làm việc cật lực để tìm được nguồn hàng, còn ông thì phải xoay sở với vấn đề tài chính của công ty.
Sau khi đầu tư rất nhiều tài sản cá nhân, thậm chí bán luôn nhà và đất của mình để có thể duy trì công ty trong những đợt khủng khoảng. Điều này chứng tỏ ông đánh cược cuộc đời của mình với Zappos, ông dám liều mình với đam mê. Sau nhiều thăng trầm, tưởng chừng như không còn triển vọng, nhưng với sự đồng lòng của Tony và toàn thể nhân viên trong công ty, Zappos đã vực dậy với mức doanh thu gấp nhiều lần mục tiêu đề ra.
Cùng với sự phát triển của Zappos, Tony Hsieh và các cộng sự đã khẳng định và đặt ra một tầm nhìn cho sự tiến lên của công ty là: trở thành công ty cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất. Mà muốn làm được điều đó, trước hết công ty cần phát triển văn hóa và lực lượng nòng cốt cho mình.
Trong một bài blog của mình, tác giả đã khẳng định văn hóa chính là thương hiệu của công ty, một công ty muốn hình ảnh thương hiệu vững mạnh thì trước hết cần phải xây dựng một văn hóa công ty khác biệt và phù hợp cho chính mình. Dưới đây là 10 giá trị cốt lõi góp phần định nghĩa nền văn hóa Zappos:
- Mang đến cho khách hàng sự BẤT NGỜ thông qua dịch vụ khách hàng.
- Nắm lấy thời cơ và thay đổi.
- Tạo ra sự thú vị và một chút kỳ quặc.
- Mạo hiểm, sáng tạo và cởi mở.
- Không ngừng học hỏi và hoàn thiện mình.
- Xây dựng những mối quan hệ cởi mở và chân thật bằng giao tiếp.
- Xây dựng tinh thần gia đình và đồng đội lành mạnh.
- Làm việc hiệu quả.
- Đam mê và quyết tâm.
- Khiêm tốn.
Phần 3. Lợi nhuận, đam mê và mục tiêu
Từ đó hình ảnh và thương hiệu của công ty ngày càng vang xa dẫn đến việc kinh doanh cũng thuận lợi và có nhiều khách hàng hơn. Nhưng lại phát sinh một vấn đề về sự trì trệ của giá trị cổ phần Zappos. Điều này đòi hỏi Hsieh phải có một khoảng tiền nóng 200 triệu đô để cứu nguy cho Zappos thêm một lần nữa.
Trong tình cảnh bối rối và không biết xoay sở làm sao thì lời ngỏ ý muốn hợp tác của Amazon đã đưa Zappos thoát khỏi bờ vực và đồng thời có thêm cơ hội để vươn xa lâu dài.
Sau nhiều năm kinh doanh, tác giả đã khẳng định: Hạnh phúc chính là đích đến mà không chỉ riêng Tony Hsieh mà rất nhiều người khác luôn kiếm tìm. Hạnh phúc là kim chỉ nam cho sự thành công của Zappos, đem đến sự hạnh phúc cho nhân viên, khách hàng, các nhà cung cấp và những người xung quanh sẽ nâng tầm cuộc sống của bạn lên một vị thế mới.
4. Cảm nhận và đánh giá sách Tỷ Phú Bán Giày
Tỷ Phú Bán Giày là không hẳn là dạy chúng ta cách làm giàu từng bước một, dạy bạn cách trở thành triệu phú như thế nào mà nó như một câu chuyện dẫn người đọc bước vào thế giới mà ở đó bạn sẽ gặp được những người có cùng hoàn cảnh như mình nhưng họ làm thế nào để đạt đươc thành công tuyệt vời như vậy – họ làm được tại sao bạn không làm được.
Ai cũng vậy,đều có sự lựa chọn muốn đọc hay không là tùy bạn nhưng xin hãy cho chính bản thân bạn một chút thời gian để cảm nhận Tỷ Phú Bán Giày đáng giá như thế nào nhé.
Tóm tắt & Review sách Tỷ Phú Bán Giày – Tony Hsieh
TuClass.com