Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Tóm tắt sách

Tóm Tắt Sách “Hành Trình Về Phương Đông”

hanh-trinh-ve-phuong-dong-tuclass

Cuốn sách “Hành Trình về Phương Đông” của Bertie Spalding khám phá hành trình tìm kiếm giá trị tâm linhchân lý vĩnh hằng giữa phương Đông và phương Tây. Nội dung chính gồm: mất niềm tin vào tâm linh do cuộc sống hiện đại; truy cầu chân lý thông qua trải nghiệm của phái đoàn khoa học Anh tại Ấn Độ; và tôn giáo được xem là những con đường khác nhau dẫn đến một chân lý duy nhất. Cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm linhsự hòa hợp giữa các nền văn hóa.

Khái quát cuốn sách

Cuốn sách “Hành Trình về Phương Đông” thuật lại hành trình tìm kiếm và khám phá những giá trị vĩnh hằng. Từ đó, mở ra một chân trời mới để phương Đông và phương Tây gặp nhau, để khoa học và minh triết hội ngộ, để hiện đại và cổ xưa giao duyên, để đất trời hòa quyện.

Thế giới trở nên hài hòa, vô biên, phong phú và dịu kỳ hơn, đồng thời cũng nhân văn hơn. Mời bạn cùng Phonos điểm qua ba nội dung đặc sắc của cuốn sách “Hành Trình về Phương Đông”.

Nội dung thứ nhất: Mất niềm tin vào tâm linh

Cuộc sống vội vã dễ làm con người mất niềm tin vào tâm linh. Quan niệm rằng chết là hết, không có Thượng Đế hay quyền năng siêu phàm nào tồn tại, dễ dẫn đến quan niệm rằng sống chỉ để hưởng thụ và thỏa mãn các nhu cầu vật chất.

 Quan niệm đó đã bị dội ngược trong sự kiện một phái đoàn ngoại giao do tiểu vương Rancid Singh dẫn đầu sang thăm nước Anh. Trong buổi viếng thăm Đại học Oxford, dưới sự kiểm chứng của các nhà khoa học, vua Rancid đã yêu cầu một đạo sĩ biểu diễn uống chất hóa học cường toan, loại chất lỏng ăn mòn cực mạnh.

Người biểu diễn bỗng nhiên bay lên không trung ở tư thế hai chân khóa vào nhau nhưng vẫn có thể di chuyển, nhịn thở hàng giờ dưới đáy hồ nước, hoặc chui vào quan tài và trốn sống suốt 48 ngày. Ngay lập tức, Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã triệu tập một ủy ban để điều tra những hiện tượng này.

Nội dung thứ hai: Truy cầu chân lý 

Một phái đoàn gồm nhiều khoa học gia tên tuổi được phái sang Ấn Độ để quan sát, sưu tầm, tường trình và giải thích những sự kiện huyền bí với một tinh thần khoa học tuyệt đối. Điều này có nghĩa là không chấp nhận bất cứ điều gì nếu không có sự giải thích rõ ràng và hợp lý.

Khi ra đi, họ không mấy tin tưởng, nhưng khi trở về, họ đều thay đổi quan điểm. Chính trưởng phái đoàn đã thổ lộ rằng phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để người phương Tây nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người phương Tây cần quay về phương Đông để trở về với quê hương tín ngưỡng.

Nội dung thứ ba: Con đường tâm linh 

Con đường truy cầu chân lý và hợp nhất với Đấng Thiền Liên. Thông qua câu chuyện kể về những trải nghiệm của phái đoàn Hội Khoa học Hoàng gia Anh, nền khoa học huyền bí bí truyền của các bậc chân tu hiện triết ở xứ Ấn được tiết lộ.

Họ sống kính đáo để cho ngọn lửa tâm linh luôn chảy sáng và sẵn sàng từ bỏ tất cả để dành trọn cuộc đời cho sự truy cầu chân lý, mà chân lý tuyệt đối thì vô hình và không có hình tướng. Việc giữ tâm thế yên lặng, tập trung sức mạnh tư tưởng vào một trung tâm sinh lực duy nhất sẽ đưa con người tiếp xúc với Thượng Đế, hợp nhất với Đấng Thiên Liêng quyền năng.

Trên con đường này, từ bi chính là sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Phương pháp duy nhất để đạt được mục đích đó là quay về đào sâu nội tâm. Trong đó, yoga là một ví dụ tiêu biểu. Yoga giúp tâm và thân hòa làm một với bản thể trời đất.

Nội dung thứ tư: Tôn giáo và chân lý duy nhất

Rời bỏ bản ngã để hòa mình vào dòng tiến hóa của vũ trụ, hòa nhập vào chân ngã bất diệt. Phương pháp dưỡng sinh và tập yoga có thể giúp con người vượt qua bệnh tật. Tuy nhiên, con người phải tự xét mình, kiểm soát tư tưởng từng ngày, từng giờ, và suy ngẫm về bản ngã và chân ngã.

Tôn giáo là các con đường khác nhau dẫn đến một chân lý duy nhất. Người Âu Tây khai mở nhiều khả năng suy luận, nhưng lại thiếu khả năng sùng tín và bác ái. Do đó, lý trí phát triển nhiều hơn tình cảm, khiến họ có vẻ thiếu thiện cảm, lạnh lùng và thích chống đối thay vì hòa hợp.

Trong khi đó, người châu Á phát triển mạnh mẽ về sự sùng tín và bác ái, nhưng lại thiếu khả năng suy luận. Do tình cảm chi phối, họ có vẻ chịu đựng, nhượng bộ, khoan dung và dễ dãi.

Cả hai đều không đạt được sự quân bình tuyệt đối, do đó trong tương lai sẽ có những biến chuyển mạnh mẽ, xáo trộn để nhân loại có cơ hội học hỏi và hòa hợp với nhau. Quá trình nghiên cứu sách vở bí truyền của các tôn giáo cho thấy không có sự khác biệt giữa các giáo lý, nếu không nói là giống hệt nhau. Đáng tiếc rằng con người lại thích tìm kiếm sự khác biệt để chỉ trích và phê bình.

Nội dung thứ năm: Con đường trở về

Có bảy con đường thần lực mà Thượng Đế ban rải ra, gọi là con đường vận hà, khác nhau qua bảy cung. Nguyên tử mỗi cung có rung động khác nhau, màu sắc và tính chất khác nhau, nhưng đều là nguyên tử xuất phát từ Thượng Đế. Sự hiện diện của các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học Hoàng gia Anh tại Ấn Độ là một nhân duyên. Họ đã đảm nhận một sứ mệnh lớn là kêu gọi thế giới quay về với phương Đông.

Quay về không phải để tìm kiếm một chân lý mới, một tôn giáo mới hay một kiến thức mới, mà là để hiểu rằng chân lý luôn ẩn tàng khắp nơi và tôn giáo chỉ là những con đường khác nhau đưa đến chân lý. Phương pháp và ngôn từ có thể khác nhau, nhưng chân lý vẫn là một. Đó chính là Thượng Đế.

Kết luận 

Chúng ta vừa điểm qua ba nội dung chính của cuốn sách “Hành Trình về Phương Đông”. Như một viên ngọc quý cần được mai dũa, công cuộc đi tìm chân lý cũng vậy. Các nhà khoa học của Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã mất nhiều năm tìm tòi và gạn lọc để gặp gỡ các vị đạo sư tiêu biểu cho đời sống tâm linh thật sự của xứ Ấn.

Nhờ vào nhân duyên, họ đã trải nghiệm các sinh hoạt tâm linh cao thượng mà ít người phương Tây có cơ hội khám phá. Là một phái đoàn khoa học, họ đã phân tích kỹ lưỡng, kiểm soát cẩn thận và đặt câu hỏi cho đến khi có sự rõ ràng và kiểm chứng chính xác.

Tác giả

Tóm tắt sách khác