Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Tóm tắt sách

Tóm tắt sách ” Nhà lãnh đạo xuất chúng”

Nhà lãnh đạo xuất chúng-tuclass

Cuốn sách “Nhà Lãnh Đạo Xuất Chúng” của L. Wiseman nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà lãnh đạo xuất chúng trong việc phát huy tài năng của đội ngũ. Các nhà lãnh đạo này thúc đẩy nhóm bằng cách phát huy điểm mạnh của từng cá nhân, tránh chủ nghĩa ích kỷ và giúp nhân viên cảm thấy tự tin. Họ thuộc nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau như người khai phóngngười có tầm ảnh hưởng. Cuốn sách cũng đề xuất cách đối phó với sếp khó chịu và cải thiện môi trường làm việc bằng cách trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc.

Khi còn là một vận động viên trung học, Ervin “Magic” Johnson chơi bóng rổ giỏi đến nỗi huấn luyện viên đã yêu cầu đồng đội truyền bóng cho anh nhiều nhất có thể. Đội đã thắng liên tiếp vì Magic rất giỏi thực hiện các cú ném. Chỉ có một vấn đề duy nhất là vào cuối mỗi trận đấu, Magic cảm thấy thất vọng trước khuôn mặt buồn bã của đồng đội và cha mẹ của họ khi không được nhìn thấy con mình tỏa sáng. Biệt danh “Magic” xuất hiện sau khi Johnson tìm cách khắc phục vấn đề này. Thay vì trở thành trung tâm của sự chú ý và là người ghi bàn chính, anh quyết định sử dụng các kỹ năng của mình để giúp đồng đội phát huy ưu điểm theo cách của họ. Cuối cùng, anh đã thành công ngoài mong đợi trong việc nâng tầm đồng đội. Câu chuyện của Magic là ví dụ về một nhà lãnh đạo xuất chúng, một nhà lãnh đạo có thể phát huy tài năng của đội mình.

Trong cuốn sách “Nhà Lãnh Đạo Xuất Chúng”, nghệ thuật lãnh đạo khiến mọi người trở nên thông minh hơn, L. Wiseman đã phát thảo những đặc điểm chính của kiểu người này cũng như cách để có thể trở thành một trong số họ. Nhà lãnh đạo xuất chúng có thể được gói gọn trong ba nội dung chính.

Nội dung đầu tiên: Nhà lãnh đạo xuất chúng thúc đẩy đội nhóm bằng cách phát huy điểm mạnh của từng người.

Trong khi những kẻ ích kỷ làm điều ngược lại, mặc dù có vẻ thông minh, nhưng các ông chủ tầm nhìn hạn hẹp lại rút cạn nhiệt huyết và kỹ năng từ đội nhóm của mình. Họ tập trung vào bản thân nhiều hơn là khám phá cách tận dụng những điểm mạnh và phẩm chất của người khác. Nhân viên thường cảm thấy kém cỏi và thiếu sót khi có sự hiện diện của một ông chủ nhỏ nhen, người luôn đánh giá thấp tiềm năng và hiệu quả làm việc của mọi người. Họ thuộc nhóm những nhà lãnh đạo luôn bóp chết ý tưởng của người khác, chỉ tập trung cho các kế hoạch của mình.

Ngược lại, những thủ lĩnh xuất chúng là những chỉ huy mạnh mẽ, biết tận dụng lợi thế của các thành viên để cải thiện đầu ra công việc và phát huy trí tuệ tập thể. Họ thuộc một trong năm kiểu lãnh đạo sau:

  1. Người khai phóng: Mời gọi các thành viên trong nhóm đưa ra những ý tưởng hay nhất và tạo ra một không gian trao đổi cởi mở. Họ lùi lại và để nhóm làm việc, thầm mong đợi kết quả tốt nhất. Những người khai phóng không sợ thất bại miễn là nó đi kèm với các bài học.
  2. Người dựng thử thách: Kiểu lãnh đạo này sẽ luôn khuyến khích mọi người nới rộng những giới hạn bản thân, thúc đẩy mọi người theo đuổi những mục tiêu cao hơn và tin rằng bạn có thể đạt được những gì mình mong muốn.
  3. Người có tầm ảnh hưởng: Họ là những người có sức hút, tìm kiếm và thu hút tài năng, chú ý đến các lĩnh vực chuyên môn lớn nhất của từng cá nhân và sử dụng tài năng đó vào đúng vị trí cần thiết. Họ cũng loại bỏ các rào cản để cho phép nhóm đạt được hiệu quả cao nhất.
  4. Nhà phản biện: Cải thiện các quyết định bằng cách tạo ra một môi trường mở để tranh luận, nơi tất cả các lựa chọn đều được xem xét. Họ mong muốn đạt được một giải pháp thúc đẩy sự tự tin.
  5. Nhà đầu tư: Hoan nghênh thành công của mọi người và cho phép đội nhóm của mình có toàn quyền làm chủ dự án. Người lãnh đạo thuộc nhóm này sẽ luôn đảm bảo mọi người nhận được các nguồn lực cần thiết để thành công và chịu trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao.

Nội dung thứ hai: Cách đối phó với một vị sếp khó chịu để làm việc hiệu quả hơn.

Liệu có tồn tại những ông chủ tệ hại? Nếu có, hãy xem loạt phim hài tình huống “The Office” (tạm dịch: “Chuyện Văn Phòng”) hay quan sát nơi làm việc của chính mình. Có quá nhiều ví dụ về những ông chủ tồi. Thông thường, khi đụng phải kiểu ông chủ nhỏ nhen, chúng ta có khả năng sẽ tránh né, hạ thấp, đối đầu, phớt lờ họ hoặc bỏ cuộc. Tuy nhiên, sẽ không có bất kỳ chuyển biến tích cực nào được tạo ra dựa trên những phản ứng tự phát này. Thay vào đó, nên thử một vài chiến lược đối phó.

Khi đối diện với các tình huống căng thẳng, hãy dành thời gian để xem xét vấn đề và nghĩ cách làm dịu xung đột. Tại Apple, một trưởng nhóm đã tạm rút lui để thả lỏng và lấy lại bình tĩnh sau những lời chỉ trích từ Steve Jobs. Khi quay trở lại, cô đưa ra một giải pháp khác khiến tất cả hài lòng. Nhân viên dưới quyền một nhà lãnh đạo khó chịu có thể lật ngược tình thế bằng cách trở thành một người dẫn dắt đối với sếp của họ, dựa trên những kỹ năng đáng tự hào của cấp trên để điều hướng sự chú ý một cách hiệu quả. Thêm một ví dụ từ Apple, một thành viên trong nhóm đã đề xuất hỗ trợ chuyên môn từ Steve Jobs vào đúng thời điểm ông đang kiểm soát mọi thứ một cách cực đoan. Hành động này giúp cả đôi bên đều đạt được mục đích.

Nội dung thứ ba: Để cải thiện môi trường làm việc của bạn, hãy trở thành ông chủ xuất chúng bằng cách tuân theo các quy tắc nhanh chóng và đơn giản.

Nếu đã tự kiểm tra và xác định một số khuynh hướng có thể khiến bạn khó làm việc, bạn có thể làm gì với nó? Đây là một số ý tưởng dễ dàng để giúp bạn bắt đầu:

  • Thay vì cố gắng trở thành người giỏi nhất ở mọi lĩnh vực, hãy tập trung vào một điểm mạnh mà bạn có thể cải thiện.
  • Kiểm tra các giả định bạn đưa ra dựa trên phẩm chất của một nhà lãnh đạo xuất chúng hay còn được gọi là một thủ lĩnh mạnh mẽ để tìm ra điểm yếu và cải thiện thái độ của bạn.
  • Xem xét năm kiểu lãnh đạo xuất chúng để từ đó tự tạo ra môi trường lý tưởng giúp bạn tỏa sáng cũng như những điểm chi tiết mà bạn có thể cải thiện.

Quan trọng nhất, hãy tiếp tục sau khi bạn đã trở thành nhà lãnh đạo xuất chúng để giúp những người khác cũng trở nên xuất chúng. Quảng bá ý nghĩa của việc trở thành một cá nhân tích cực tại nơi làm việc để giúp các thành viên khám phá ra những tài năng và kỹ năng đặc biệt của họ. Bất kể vị trí của họ là gì, mỗi cá nhân trong một tổ chức đều có thể trở thành một nhân tố cách mạng.

Tác giả

Tóm tắt sách khác