Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Tóm tắt sách

Tóm tắt sách ” Những điều trường Harvard không dạy bạn”

Những Điều Harvard Không Dạy Bạn-tuclass

Cuốn sách “Những Điều Harvard Không Dạy Bạn” của tác giả Mark cung cấp những kiến thức thiết thực không có trong chương trình học chính quy. Nội dung chính bao gồm lắng nghe và quan sát đối phương để phân tích tình huống, từ đó đưa ra những quyết định chính xác trong kinh doanh. Thứ hai, cảm giác bất an có thể là một cảnh báo hữu ích; việc lắng nghe trực giác của bản thân là rất quan trọng. Cuối cùng, tuân thủ kế hoạch giúp bạn không lệch khỏi quỹ đạo thành công, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý thời gian và kết hợp công việc với thú vui cá nhân.

Giới thiệu về “Những Điều Harvard Không Dạy Bạn”

Ở trường, bạn là kiểu sinh viên nào? Đầu bù tóc rối, vật lộn với việc học, hay đi học như đi chơi, hoặc đúng kiểu con nhà người ta khiến nhiều người ghen tỵ bởi khả năng xuất sắc trong mọi lĩnh vực, từ tự học hành, thể thao cho đến đời sống xã hội? Tuy nhiên, dù bạn có đạt điểm tối đa trong tất cả các bài kiểm tra thời còn học, việc áp dụng kiến thức vào thực tế lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. “Những Điều Harvard Không Dạy Bạn” trang bị cho chúng ta một số mẹo và thủ thuật có thể áp dụng nhằm định hướng công việc kinh doanh. Chúng ta sẽ được học hỏi từ các chuyên gia những kỹ năng xây dựng và điều hành doanh nghiệp, và đó thực sự là những bài học vô cùng hữu ích.

Nội dung thứ nhất: Lắng nghe và quan sát đối phương giúp phân tích tình huống. Để thành công trong bất kỳ việc gì, dù là tuyển dụng hay bán hàng, bạn cần biết rõ người mình đang làm việc hoặc nói chuyện là ai. Hãy dành thời gian tìm hiểu đối phương để biết những yếu tố nào có tác động chi phối họ, động lực, nguyện vọng và nỗi sợ của họ là gì. Khi đã hiểu tính cách, bạn có thể dự đoán hành vi của họ. Ẩn sau vẻ ngoài có thể có rất nhiều điều đáng để khám phá, nhưng nhìn mặt không thể bắt hình dong. Để khám phá chiều sâu nội tâm tính cách của ai đó, chúng ta cần lắng nghe và quan sát kỹ lưỡng.

Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của Pepsi để hiểu rõ hơn. Trong suốt nhiều năm, Pepsi liên tục chất vấn Burger King về việc hãng này sử dụng Coca-Cola là lựa chọn thức uống duy nhất. Phản ứng mà Pepsi nhận lại từ Burger King chỉ là sự phớt lờ. Thay đổi cách thức tiếp cận, Pepsi đã lặng lẽ quan sát và tìm hiểu về Burger King. Trong lần gặp mặt sau đó, chỉ một câu nói đã khiến Burger King quyết định lựa chọn Pepsi là nhãn hàng thức uống độc quyền cho hãng. Câu nói của Pepsi đơn giản là: “Hey, we are both number two.” (Tạm dịch: “Này, chúng ta đều là những kẻ đứng sau cả con số hai.”) Ở đây được hiểu là trật tự trong những mối quan hệ tay đôi cạnh tranh: Burger King trong mối quan hệ với McDonald’s cũng như Pepsi với Coca-Cola. Bài học rút ra ở đây là hãy biết lắng nghe, quan sát và tạo ra những ấn tượng dứt điểm.

Nội dung thứ hai: Tông giọng bất thường hay cảm giác bất an là một cảnh báo hữu ích

Nội dung thứ hai: Tông giọng bất thường hay cảm giác bất an là một cảnh báo hữu ích. Hãy tưởng tượng bạn đang sắp hoàn thành một giao dịch. Mọi thứ dường như vô cùng suôn sẻ; chỉ cần đặt bút ký nữa là xong, mọi thương thảo đều đã được thông qua. Thế nhưng, đúng lúc này, đột nhiên bạn cảm thấy có điều gì đó bất ổn, không xác định được vấn đề cụ thể, chỉ biết rằng bạn có dự cảm không lành. Bạn sẽ làm gì khi phát sinh những cảm giác này? Lơ nó đi và tiếp tục giao dịch hay dừng lại và suy nghĩ kỹ hơn? Dự cảm bất an là một phản ứng tâm lý hoàn toàn dễ hiểu. Học cách lắng nghe trực giác của mình thực sự rất hữu ích trong thực tiễn kinh doanh. Nếu bạn cảm thấy bất an và do dự, không sao cả; thậm chí đó còn là điều cần thiết trong những trường hợp liên quan đến một khoản tiền lớn hoặc tài sản giá trị. Cảm giác bất ổn đôi khi đến từ một vài dấu hiệu rất nhỏ như giọng nói, cử chỉ hay ánh mắt của đối phương. Lúc đó, hãy dành thêm một hai ngày cân nhắc và nhớ rằng, đến khi phải đưa ra quyết định hủy bỏ giao dịch, thì đó không còn là cảm tính nữa mà thường do sản phẩm hoặc dịch vụ có vấn đề.

Nội dung thứ ba: Tuân thủ kế hoạch đặt ra giúp bạn không lệch khỏi quỹ đạo thành công

Nội dung thứ ba: Tuân thủ kế hoạch đặt ra giúp bạn không lệch khỏi quỹ đạo thành công. Thành công không đến một cách bất ngờ. Những người thành công chính là những người biết lên kế hoạch và quản lý thời gian biểu hiệu quả nhất. Rất nhiều người quá mãi mê với công việc, các dự án kinh doanh mà bỏ qua những thú vui cá nhân, không dành thời gian nghỉ ngơi, xả hơi để phục hồi năng lượng. Điều này xảy ra do họ chưa biết cách quản lý thời gian. Mẹo nhỏ dành cho những người bận rộn là kết hợp hoạt động làm việc với vui chơi vào trong kế hoạch. Bạn có thể tranh thủ gặp gỡ đối tác ngay tại nhà hàng yêu thích, điểm vui chơi, hoặc vừa chơi golf vừa bàn công việc. Tác giả Mark chia sẻ rằng bên cạnh công việc, ông luôn dành thời gian đọc sách, tập thể dục, và giao lưu với bạn bè. Nếu hôm nào có lịch trình làm việc vào 7 giờ sáng, thì ông sẽ dậy sớm hơn thường lệ, lúc 5 giờ, để đảm bảo kế hoạch đọc sách không bị gián đoạn. Việc đảm bảo tuân thủ thời gian biểu đã thiết lập là rất quan trọng, chỉ nên điều chỉnh khi thực sự cần thiết. Mọi thứ khi được thực hiện theo kế hoạch sẽ dần trở thành thói quen. Lời khuyên về quản trị thời gian biểu này giúp trang bị kỹ năng điều hành doanh nghiệp cho chúng ta.

Bạn vừa đọc những nội dung chính trong tóm tắt sách “Những Điều Harvard Không Dạy Bạn.” Quyển sách nhấn mạnh rằng trường lớp và sách vở không thể dạy hết mọi thứ mà chúng ta phải đối diện trên thương trường. Bạn có thể tìm thấy những gợi ý hành động vô cùng thiết thực cùng nhiều bài học trong sách. Chúng thực sự có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực, không chỉ trong hoạt động kinh doanh.

Tác giả

Tóm tắt sách khác