
Bác Hồ Với Thiếu Niên Nhi Đồng
Sinh thời, Bác Hồ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho thiếu niên, nhi đồng – người chủ tương lai của nước nhà. Và
130.000 ₫
Nếu Bóng đá được xem là môn thể thao “vua”, thì Quần vợt lại được mệnh danh là môn thể thao “nữ hoàng”. Trong Bóng đá, bạn không cô đơn vì bạn là một thành viên trong đội. Bạn có 5 cú sút hỏng nhưng khi ghi được 1 bàn thắng thì bạn sẽ trở thành người hùng. Trong Quần vợt, nếu bạn là vận động viên chuyên nghiệp, bạn cô đơn trên sân đấu, không ai có thể giúp bạn.
100 năm Quần vợt Việt Nam - Một thời vàng son, một thời trăn trở là cuốn sách của hai nhà báo thể thao Đặng Hoàng (chủ biên) và Đinh Hiệp – hai tác giả đã có các cuốn sách ấn tượng viết về nền thể thao nước nhà như: Ánh Viên – From zero to hero, Trần trụi Bóng đá Việt.
Cuốn sách 100 năm Quần vợt Việt Nam - Một thời vàng son, một thời trăn trở đặc biệt dành cho những người yêu thích bộ môn Quần vợt. Sách bao gồm 10 chương. Ở 2 chương đầu, tác giả cung cấp cho độc giả rõ nét về lịch sử hình thành, phát triển của Quần vợt Việt Nam. Mở đầu sách kể lại một thời vàng son của Quần vợt khi người Pháp mang môn thể thao này vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Năm 1921, ông Lương Văn Mỹ, chủ tịch Hội Quần vợt Chợ Lớn (Cholon Tennis) đã gửi thông báo đến Chủ tịch các Hội thể thao ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh Nam kỳ về việc tổ chức giải Championnat de Tennis vào đầu năm 1922 tại sân của Hội quần vợt Chợ Lớn. Báo Écho Annamite ngày 31/12/1921 đã đăng toàn văn thông báo của ông Lương Văn Mỹ như chỉ dấu về một giải Quần vợt tầm cỡ quốc gia đầu tiên được khai sinh.
Với lối kể chuyện hấp dẫn, hai tác giả Đặng Hoàng và Đinh Hiệp đã dẫn dắt người đọc lội ngược dòng, tìm về quá khứ - nơi có hai tay vợt Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao trở thành người Việt Nam đầu tiên tham dự giải quốc tế Grand Slam. Năm 1932 là năm lên ngôi của cặp đôi Chim – Giao tại giải vô địch Malaysia khi trận chung kết đơn nam là trận chung kết “toàn Việt Nam” và Giao giành cúp vô địch. Chim và Giao còn được trao Kim Tiền huy chương hạng ba (sapèque d’or, troisème classe). Đây là lần đầu tiên triều đình phong kiến Việt Nam trao huy chương cho các nhà thể thao, vì họ đã góp phần làm rạng danh người Việt ở nước ngoài.
Ngoài ra phần I còn nhắc đến tên nhiều tay vợt đã mở ra kỷ nguyên mới cho làng quần vợt nước nhà thời kỳ đầu như: Trần Thị Ngọc Oanh (bà Chiêu), Võ Văn Bảy – được xem những huyền thoại không tì vết của “làng banh nỉ” Việt Nam.
Tuy nhiên tiếp nối một thời vàng son là một thời trăn trở. Cũng trong phần I tác giả đã giải thích cho bạn đọc lý do tại sao Quần vợt Việt Nam chưa có nhiều bước đột phá trong nhiều năm qua. Ông Tú từng là vận động viên trong nhóm tám tay vợt mạnh của Tp. Hồ Chí Minh, huấn luyện viên trưởng đội tuyển Quần vợt Tp. Hồ Chí Minh nhiều năm nhận xét: “Vận động viên chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa có ý thức chuyên nghiệp, quyền lợi vận động viên quá thấp, hệ thống đào tạo quần vợt trẻ nghèo nàn và chỉ chiếu lệ. Quần vợt cũng chưa được đưa vào học đường, nơi mấu chốt để tìm ra vận động viên giỏi. Các huấn luyện viên học hành tự phát, ít có huấn luyện viên chịu khó tự học tập nâng cao trình độ. Phần lớn huấn luyện viên không biết biên soạn giáo án huấn luyện, không hiểu về phân tích kỹ chiến thuật, chỉ dạy theo kinh nghiệm, quán tính của mình.”
Hẳn cũng có lúc ta thắc mắc rằng: con đường để trở thành một tay vợt kiếm bạc triệu, chinh phục được hàng triệu trái tim người hâm mộ của các tay vợt thượng hạng như Federer, Nadal, Djokovic chơi ở các giải đấu ATP Tour hằng tuần trên truyền hình là gì? Và họ chơi ở những giải đấu danh giá như thế nào?
Trong 8 chương còn lại của cuốn sách 100 năm Quần vợt Việt Nam - Một thời vàng son, một thời trăn trở sẽ là những câu chuyện thú vị mà tác giả muốn chia sẻ với độc giả về nền công nghiệp tỉ đô của môn thể thao Quần vợt: những quả đắng đằng sau tài năng, những đôi tay thần tốc của các giải quần vợt… đến đời tư, bất động sản, sở thích của các tay vợt lớn trên thế giới…được Đặng Hoàng và Đinh Hiệp kể lại ngập tràn màu sắc.
Với khát khao mang đến những hiểu biết sâu sắc về môn Quần vợt tới đông đảo mọi người, hai tác giả Đặng Hoàng và Đinh Hiệp đã đặt tâm huyết qua những câu chuyện kể, đặc biệt 100 năm quần vợt Việt Nam - Một thời vàng son, một thời trăn trở không chỉ đơn giản là những câu chuyện về Quần vợt, mà còn là vô số bài học về cuộc đời tương đồng với các bài học trên sân Quần vợt…
Hy vọng khi đọc cuốn sách này, độc giả sẽ có cái nhìn gần gũi, đối với những người chưa thích Quần vợt sẽ thích Quần vợt. Những người chưa hiểu nhiều về Quần vợt sẽ hiểu thêm qua các kiến thức có trong cuốn sách. Những người chơi Quần vợt sẽ có thêm các bài học mà họ chưa có cơ hội được biết. Những huấn luyện viên sẽ có cách tốt hơn để truyền đạt kiến thức đến học viên một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất.
“Bất kỳ ai cũng có thể chơi Quần vợt cả đời. Nó giống như quyền anh mà không cần bạo lực, giống như bóng chày mà không cần gậy, giống như cờ vua mà không cần ngồi một chỗ. Ở bất kỳ cấp độ nào, bạn vẫn có thể có những trải nghiệm mới với Quần vợt.” Các tác giả nhắn nhủ.
Sinh thời, Bác Hồ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho thiếu niên, nhi đồng – người chủ tương lai của nước nhà. Và
Cùng Bé Phát Triển Chỉ Số EQ – Chuyện Cha Con Thời gian gần đây, bên cạnh việc giúp trẻ phát triển chỉ số IQ,
Bộ sách 365 chuyện kể trước giờ đi ngủ gồm bốn tập: Những câu chuyện phát triển chỉ số thông minh IQ (2 tập) và
Phát triển năng lực Tiếng Việt 3 được biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt và chương trình Giáo dục phổ thông mới
Bạn sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc nếu cứ cố chấp giữ lấy khổ đau. Bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội
Con Lạnh Lắm, Mẹ Có Thể Ôm Con Không? Cha mẹ tốt = Yêu thương, thấu hiểu, công bằng, trí tuệ Cha mẹ tốt =
YÊU, CẦN PHẢI HỌC – HỌC CÁCH YÊU NGAY KHI TA CÒN ĐANG YÊU “Giá như khi tổn thương còn chưa quá lớn, chúng ta
Tranh Truyện Ehon Nhật Bản – Dâu Nhỏ Ơi, Cậu Ở Đâu Thế? Một cuốn ehon mới lạ và đầy hài hước đã xuất hiện
Hồi Ký Của Một Huyền Thoại Manchester United Cuốn sách bạn không thể bỏ lỡ nếu bạn đã, đang và sẽ quan tâm đến Manchester
SPY ROOM – Lớp Học Điệp Viên – Tập 7: Hyoujin Monika Spy room – Lớp học điệp viên (tên gốc: Spy kyoushitsu) là series
Hôm cô nhà văn Báo gấm hoa đến giao lưu, chia sẻ về ước mơ, Sếu xám ủ rũ trong góc lớp. Bạn ấy không
Trong cuộc sống ngày nay, luôn có vô vàn những con người, sự việc khiến bạn không hiểu được: Vì sao có những người vô