Ác Tính
"Không như Võ Phiến nói về ý, tôi nói về văn, về sự rời rạc, sự tuôn tràn, những nhịp thở, những lỗ trống, nói về dấu phẩy, dấu chấm; phẩy là đòi đoạn, chấm là chưng hửng lôi tuột luốt như rớt đến trống không đến sợ. Và câu khác trồi lên, kéo lên như một ân huệ, như một phép mầu để lại dìm trong đòi đoạn Hãy lắng nghe, đừng đọc.
- Nhà văn-nhà thơ Thanh Tâm Tuyền -
Với lối nhập đề trực khởi và hay giả dụ “Thử tưởng tượng…”, Trần Thị NgH đã lạnh lùng cắt bỏ phần dẫn nhập thường thấy nơi những loại truyện không có truyện bằng những mô tả cảnh vật. Trần Thị NgH với văn phong thành khẩn, trực diện, dứt khoát, quyết liệt đứng về phía cái mới, cái sâu xa, triệt để, đang thiếu hoặc chưa đủ, cái phải- là, truyện đã là một chọn lựa phản ảnh cá tính mạnh mẽ, riêng, lẻ của cây bút nữ này, tiếng nói năng động, gây ngạc nhiên và nhức nhối của văn chương nữ quyền cuối của văn học miền Nam trước ngày 30-04-1975.
- Nhà phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh -
Có phải Trần Thị NgH đi trước thời đại quá xa, hay sinh hoạt văn học của chúng ta cứ phải thở ra hít vào trong một không gian quá cũ kỹ trong đó thời gian đi rất chậm đến chừng không chuyển dịch?
- Nhà thơ Trân Sa -
Trần Thị NgH dùng lối viết trung tính (écriture neutre) của thời đại mình đang sống. Tức là bút pháp lạnh lùng, không cho tình cảm nhuộm hồng, nhuộm xanh bầu trời, mà tác giả trải qua tình huống lõa thể trong tư thế nguyên khai để phơi bày sự thật.
- Nhà phê bình văn học Thuỵ Khuê -
Ở phạm trù văn chương, với sự thiếu vắng bóng cây trong thổ nhưỡng truyện ngắn Trần Thị NgH chính là cái khí hậu khô nẻ kia đã nắm tay Trần Thị NgH, cùng bước lên chuyến tàu lịch sử hai mươi năm văn học, nghệ thuật miền Nam.
- Nhà thơ Du Tử Lê -"