Bậc thầy mưu trí Trang Tử chỉ dạy 9 chữ "Mắt không nhìn - Tai không nghe - Tâm không nghĩ": Hiểu thấu trước năm 35 tuổi, ai ai cũng làm nên nghiệp lớn.
Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc. Một người "thà chịu kéo lê cái đuôi trong bùn" để giữ nhân cách và bản lĩnh, tâm hồn thanh sạch của mình giữa vô vàn tạp loạn xã hội, một Đạo gia "phóng nhiệm", "tài tử", "ngông" và đầy sáng tạo. Ông để lại rất nhiều bài học lớn ẩn sâu trong vài câu nói mà chỉ những người thật sự chiêm nghiệm và đào sâu mới có thể chạm tới ý nghĩa thật sự của chúng.
"Nam Hoa kinh” hay còn gọi “Trang Tử” được xem là tác phẩm triết học nổi tiếng nhất của Trang Tử thời Chiến Quốc. Ngoài giá trị triết lý, tác phẩm còn có giá trị nghệ thuật sâu sắc, được liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Quốc.
Sự ảnh hưởng của Trang Tử đối với người đời sau không những thể hiện trong tư tưởng triết học độc đáo mà còn biểu hiện trong văn học. Quan niệm về chính trị và tư tưởng triết học của ông không phải là giáo điều khô khan, mà là những mẩu chuyện ngụ ngôn sinh động, tế nhị, thể hiện sức tưởng tượng siêu phàm, hình tượng độc đáo, hấp dẫn.
Bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê là bản dịch dễ đọc, nổi tiếng, được tái bản nhiều nhất. Ngoài phần dịch tác phẩm , Nguyễn Hiến Lê còn viết giới thiệu công phu về tác giả, tác phẩm (thời đại và đời sống, tác phẩm xuất hiện thời nào...) đánh giá về Nội thiên và Ngoại Thiên (đoạn nào chắc chắn là Trang Tử viết, đoạn nào còn nghi ngờ, đoạn nào chắc chắn do người đời sau viết...), ưu điểm và nhược điểm của tác phẩm. Cuối mỗi chương của mỗi thiên đều có phần nhận định. Trước khi đi vào tác phẩm, Nguyễn Hiến Lê còn nêu sơ qua về cách dịch của bản thân. Nói tóm lại là rất cẩn thận và kỹ lưỡng.
Bách Gia Tranh Minh - Thuyết của trăm nhà chống đối nhau nhưng thuyết nào cũng có vẻ chấp nhận được thành thử nhà cầm quyền cũng như dân chúng không biết nghe ai, không tìm ra được hướng đi. Cho đến tận ngày nay khi lịch sử đã vận hành theo tiến trình vốn dĩ của nó. Chúng ta cùng nhìn lại những triết thuyết độc đáo của các vị. Vì lẽ đó cụ Nguyễn Hiến Lê đã kỳ công tổng hợp và viết nên bộ sách Bách Gia Tranh Minh gồm các vị: Khổng Tử, Hàn Phi Tử, Lão Tử, Liệt Tử - Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử tương ứng với 8 cuốn sách được Bizbooks phục dựng nội dung nguyên bản của tác giả để phục vụ đến quý bạn đọc.