Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Bạn văn bạn mình – Văn thi sĩ hiện đại

Giá bán:

50.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

Mã Kim Đồng:
5211114370009
  • ISBN: 978-604-2-22140-5
  • Tác giả: Bàng Bá Lân
  • Đối tượng: Tuổi mới lớn (15 – 18)                  
  • Khuôn Khổ: 14×22.5 cm
  • Số trang: 336
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 405 gram
  • Bộ sách: Bạn văn bạn mình
  • Ngày phát hành: 26/07/2021

Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên


Ấn bảnnbsp;Văn Thi Sĩ Hiện Đạinbsp;của nhà thơ Bàng Bá Lân do NXB Kim Đồng ấn hành lần này gồm 2 quyển.nbsp;Quyển I: Kỷ niệm văn thi sĩ hiện đại”nbsp;tuyển chọn những bài khắc họa chân dung 7 tác giả: Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Hiến Lê, Anh Thơ, Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ.nbsp;Quyển II: Văn thi sĩ hiện đạinbsp;gồm: Bình Nguyên Lộc, Trọng Lang, Phi Vân, Mộng Tuyết, Vân Đài…

“‘Muốn phê bình thật đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy!’.
Và đứng vững ở quan điểm đó, tôi có ý định viết một quyển sách phê bình văn học để làm thỏa mãn phần nào những người ưa thích văn thơ có những đòi hỏi như tôi, nghĩa là một quyển sách phê bình không giống những sách phê bình đã có ở nước ta… Độc giả đọc sách này - ngoài chân dung tiểu sử, thủ bút, chữ ký - còn được đi sâu phần nào vào tâm tình một số các nhà thơ, nhà văn hữu danh hiện đại qua những kỷ niệm vui buồn, ngộ nghĩnh hay cảm động; được thưởng thức những vần thơ, những áng văn đặc sắc của các thi, văn sĩ ấy; được biết những bài thơ nào; áng văn nào họ ưa thích nhất và sáng tác trong trường hợp nào; được hiểu rõ và đúng cái hay, cái đẹp của thơ văn.” (Bàng Bá Lân)

“Đọc xong cuốn sách nhỏ này, bạn đọc hẳn đã nhận thấy rằng ngoài những kỷ niệm của tác giả về các nhà văn nhà thơ, còn có những kỷ niệm riêng của các nhà ấy trong đời văn của họ, những kỷ niệm mà chúng tôi thuật lại với ý mong rằng nó sẽ giúp độc giả hiểu thêm phần nào các tác gia và, do đó, thấu hiểu văn thơ của họ hơn. Cũng vì thế mà nhan sách lần này được đổi lại cho thích hợp.” (Bàng Bá Lân)

Nhà thơ, nhà giáo, nhiếp ảnh gia Bàng Bá Lân (1912-1988)
Tên thật: Nguyễn Xuân Lân - Quê quán: làng Đôn Thư, tổng Ngô Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Sinh ở Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Học trường tiểu học Pháp-Việt ở Phủ Lý, Phủ Lạng Thương và đỗ bằng tiểu học Pháp-Việt ở Đáp Cầu; học trường Bưởi, đỗ bằng thành chung. Ông ở Kép, Bắc Giang một thời gian, vui thú điền viên, làm thơ, chụp ảnh và xuất bản tập thơ
đầu tiên Tiếng thông reo, sau đó vào sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông nổi tiếng với những vần thơ đẹp miêu tả cảnh sắc đồng quê giản dị mà thơ mộng, diễn tả nếp sống sinh hoạt quen thuộc của người dân miền thôn dã với giọng điệu ngọt ngào, tình tứ:
“Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa / Đóng cửa, cài then, xuân cũng sang.”

Các tác phẩm chính:
• Tiếng thông reonbsp;(thơ, 1934)
• Xưanbsp;(thơ, in chung với Anh Thơ, 1941)
• Tiếng sáo diềunbsp;(thơ, 1939-1945)
• Để hiểu thơnbsp;(1956)
• Thơ Bàng Bá Lânnbsp;(1957)
• Tiếng võng đưanbsp;(thơ, 1957)
• Kỷ niệm văn, thi sĩ hiện đạinbsp;(quyển 1, 1962)
• Văn, thi sĩ hiện đạinbsp;(quyển 2, 1963)
• Người vợ câmnbsp;(truyện, 1969)
• Vực xoáynbsp;(truyện, 1969)
• Gàn bát sáchnbsp;(phiếm luận, 1969)
• Vào thunbsp;(thơ, 1969)


***

Bộ Bạn Văn Bạn Mình tuyển chọn những cuốn chân dung văn học đặc sắc. Từ cuốn sách phê bình văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, tới những cuốn sách có tư liệu hiếm, độc bản, lần đầu được công bố… Những câu chuyện vô cùng hấp dẫn và thú vị. Kho tư liệu dồi dào, bao quát về lịch sử văn chương.

Cùng tìm đọc bộ sách Bạn Văn Bạn Mình (10 cuốn):

Bạn Văn Bạn Mình: Đốt Lò Hương Cũ

Bạn Văn Bạn Mình: Chân Dung Văn Học

Bạn Văn Bạn Mình: Phê Bình Và Cảo Luận

Bạn Văn Bạn Mình: Hình Dung Và Tâm Tưởng

Bạn Văn Bạn Mình: Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời

Bạn Văn Bạn Mình: Cây Bút Đời Người

Bạn Văn Bạn Mình: Những Gương Mặt

Bạn Văn Bạn Mình: Văn Thi Sĩ Hiện Đại

Bạn Văn Bạn Mình: Bạn Văn

Bạn Văn Bạn Mình: Văn Thi Sĩ Tiền Chiến

 

 

Xem thêm

Sài Côn Cố Sự

Sài Côn Cố Sự

  Sài Côn Cố Sự Văn học và lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX hãy còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ

Chờ load dữ liệu