Bắt Đầu Với Câu Hỏi Tại Sao - Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng Trong Kinh Doanh (Tái Bản 2021)
Lần đầu tiên khi tôi khám phá ra sức mạnh của lý do TẠI SAO là khi tôi cần đến nó trong cuộc đời mình. Nó không phải là kết quả của việc theo đuổi con đường học vấn của tôi. Nó đã xuất hiện khi tôi không còn cảm hứng với công việc của mình và cảm thấy vô cùng chán nản và thất vọng. Thực tế là đã không có vấn đề gì xảy ra với công việc của tôi, mà do tôi đã đánh mất niềm vui trong công việc mình làm. Nếu xét trên phương diện bề ngoài thì tôi nên vui mới phải. Tôi đã nhận được những khoản thù lao tốt và được làm việc với những đối tác tuyệt vời. Nhưng tôi đã trở nên vô cảm với những gì mình làm. Tôi không còn cảm thấy hài lòng với công việc của mình và cần tìm ra cách để nhóm lên ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê thêm một lần nữa.
Việc khám phá tầm quan trọng của lý do TẠI SAO đã hoàn toàn thay đổi cái nhìn của tôi về thế giới. Và việc khám phá ra lý do TẠI SAO của chính mình đã giúp tôi tìm lại được niềm đam mê còn cháy bỏng hơn gấp bội so với trước đây. Tôi đã chia sẻ ý tưởng vô cùng đơn giản, mạnh mẽ và thực tế này với bạn bè. Khi học hỏi được điều gì có giá trị, chúng tôi thường chia sẻ nó với những người mình yêu mến. Thật tuyệt vời vì những người bạn tôi đã bắt đầu có những thay đổi lớn lao trong cuộc đời. Và họ đã mời tôi chia sẻ ý tưởng này với bạn bè của họ và những người mà họ yêu mến. Từ đó ý tưởng này bắt đầu được lan truyền.
Chính tại thời điểm này tôi đã quyết định biến mình thành vật thí nghiệm. Bởi vì tôi không thể chia sẻ và đề cao một khái niệm mà chính tôi cũng không thực hiện. Vì vậy tôi đã cố gắng thực hành nó nhiều nhất có thể. Lý do duy nhất khiến tôi được như ngày hôm nay, được sống và làm việc với lý do TẠI SAO của mình, đó là nhờ sự giúp đỡ của tất cả mọi người.
Tôi không có những nhân viên quảng cáo, và cũng không thường xuyên được lên báo chí. Mặc dù vậy khái niệm TẠI SAO vẫn đang được lan truyền rộng rãi bởi vì nó được cộng hưởng sâu thẳm trong thâm tâm người khác khiến họ chia sẻ nó với những người mà họ yêu thương và quan tâm. Cuốn sách này giúp tôi có cơ hội để lan tỏa chiều sâu của ý tưởng này tới tất cả mọi người mà không cần sự có mặt của tôi. Bài nói chuyện trên TEDx của tôi được đăng trên trang ted.com đã tự nó lan truyền rộng rãi mà không cần đến bất cứ chiến lược truyền thông nào. Nó được lan truyền như vậy bởi vì thông điệp này tự nó vốn lạc quan và đầy tính nhân văn. Vì vậy những ai tin tưởng vào nó sẽ tự động chia sẻ nó.
Càng có nhiều cá nhân và tổ chức biết cách bắt đầu với lý do TẠI SAO, sẽ càng có nhiều người thức dậy mỗi ngày với cảm giác mãn nguyện với công việc họ đang làm. Và đó là lý do tốt nhất tôi có thể nghĩ tới để tiếp tục chia sẻ ý tưởng này.
Hãy luôn tràn đầy cảm hứng, các bạn nhé!
Mục lục:
NỘI DUNG
Lời mở đầu: Sức mạnh của lý do TẠI SAO
Dẫn nhập: Tại sao lại bắt đầu với lý do TẠI SAO?
PHẦN 1: MỘT THẾ GIỚI KHÔNG BẮT ĐẦU VỚI LÝ DO TẠI SAO
1. Cho Rằng Bạn Đã Biết
2. Cây Gậy và Củ Cà Rốt
PHẦN 2: MỘT GÓC NHÌN KHÁC
3. Vòng Tròn Vàng
4. Đây là căn cứ sinh học chứ không phải ý kiến chủ quan
5. Rõ Ràng, Kỷ Luật và Nhất quán
PHẦN 3: NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ
6. Sự Khởi Sinh Của Niềm Tin
7. Điểm Bùng Phát Xảy Ra Như Thế Nào
PHẦN 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẬP HỢP NHỮNG NGƯỜI CÓ CHUNG NIỀM TIN
8. Bắt Đầu Với TẠI SAO, Nhưng Biết Làm THẾ NÀO
9. Biết TẠI SAO, Biết THẾ NÀO, Rồi Sẽ Phải Làm CÁI GÌ?
10. Trong Giao Tiếp Cần Phải Biết Lắng Nghe
PHẦN 5: THÁCH THỨC LỚN NHẤT LÀ THÀNH CÔNG
11. Khi Lý Do TẠI SAO Trở Nên Mờ Nhạt
12. Sự Phân Tách Xảy Ra
PHẦN 6: KHÁM PHÁ LÝ DO TẠI SAO
13. Nguồn Gốc Của Lý Do TẠI SAO
14. Một Cuộc Cạnh Tranh Mới
Lời Kết: Trở Thành Một Phần Của Phong Trào Và Chia Sẻ Tầm Nhìn Của Bạn Về Thế Giới
Lời Cảm Ơn
Giới thiệu tác giả:
Simon Sinek (09/10/1973)
Một trong những diễn giả có lượng người xem nhiều nhất trên diễn đàn TED.com, nổi tiếng với khái niệm “Golden Circle”. Sinek có cái nhìn tích cực và đổi mới về nghệ thuật lãnh đạo và kinh doanh. Hiện anh làm việc cho tập đoàn RAND chuyên nghiên cứu về chiến lược tại Mĩ. Anh cũng là thành viên tích cực trong các hoạt động nghệ thuật, từ thiện, phi lợi nhuận…
Sách khác: Leaders eat last (Lãnh đạo ăn sau cùng – 2014)