Ca dao dân ca Nam Bộ khác ca dao dân ca Bắc và Trung Bộ ở chỗ nó có những nét đặc thù của vùng miền. Trong tình yêu đôi lứa, nếu ca dao dân ca Bắc Bộ có những từ xưng hô rất đậm đà tình thương yêu như mình - ta, ta - mình thì ở Nam Bộ lại dùng các từ qua - bậu rất thắm thiết nghĩa tình. Trong ca dao dân ca Nam Bộ, lúc nào cũng kiêng húy (cữ tên) từ vua chúa đến các bậc trưởng thượng trong gia đình. Điều này không xảy ra trong ca dao dân ca Bắc Bộ. Cũng thế, ca dao dân ca Nam Bộ thường dùng rất nhiều những câu chữ Hán, những nhân vật trong truyện Tàu cũng như hát hò đối đáp.
Những phần chính trong cuốn sách Ca Dao Dân Ca Lý - Hò - Vè Nam Bộ
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Vài nét về miền đất Nam Bộ
- Định nghĩa
III. Nghệ thuật
- Những nét độc đáo trong ca dao -dân ca Nam Bộ
- PHẦN THỨ 2: SƯU TẦM CA DAO, DÂN CA
- Tình yêu quê hương đất nước
- Tình yêu đôi lứa
III. Tình cảm gia đình
- Các nghề nghiệp
- Ca dao trào phúng
- PHẦN THỨ 3 SƯU TẦM LÝ - HÒ - VÈ
- Các điệu lý (Dân ca Nam Bộ)
- Các điệu hò
III. Các bài vè Nam Bộ tiêu biểu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin tác giả
Lê Xuân Vinh
Sinh năm 1938 tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn (Ban Việt - Hán). Giảng dạy Việt Văn (ơ Trung học Bạc Liêu; Trung học Hoàng Diệu, Sóc Trăng; Trung học Trần Công Ngọ và PTTH Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức, TP.HCM) từ năm 1965 đến 1999 thì nghỉ hưu.