TOCFL Môn Nghe – Môn Đọc – Đề Thi Mô Phỏng Đề Thi Năng Lực Hoa Ngữ – Nhóm A – Tập 1
Những năm gần đây, tiếng Hoa trở thành ngoại ngữ thứ hai được ưu tiên lựa chọn ở nhiều quốc gia và cũng trở thành
89.100 ₫
Căn bệnh giáo dục “Nguy cơ giáo dục” khiến cả học sinh và giáo viên Nhật Bản khổ sở
Giáo dục Nhật Bản vốn luôn được đánh giá là một nền giáo dục hàng đầu thế giới, là hình mẫu cho các quốc gia học tập. Tuy nhiên ở trong nước, nền giáo dục Nhật Bản vẫn luôn có nhiều ý kiến trái chiều. Các nhà nghiên cứu giáo dục Nhật Bản rất nghiêm túc trong việc phản biện các vấn đề giáo dục. Pyo Uchida – Phó giáo sư chuyên ngành xã hội giáo dục tại Đại học Nogoya là một người nhà nghiên cứu như vậy , ông đề cập đến những vấn đề “mặt trái” của giáo dục Nhật Bản được núp bóng dưới những điều tốt đẹp trong cuốn sách Căn bệnh giáo dục “Nguy cơ giáo dục” khiến cả học sinh và giáo viên Nhật Bản khổ sở. Cuốn sách của ông đã làm bùng lên một cuộc tranh cãi rất lớn trong giới giáo dục Nhật Bản. Ông nghiêm túc chỉ ra những nguy cơ của một số hành vi giáo dục ngay cả khi nó đang được xã hội ca tụng và ánh hòa quang làm mờ mắt.
Mội dung cuốn sách chỉ ra một số nguy cơ tồn tại trong giáo dục Nhật Bản như sau:
-Vấn đề thành tích trong thể dục đội hình khổng lồ hóa, câu lạc bộ Judo và các câu lạc bộ ngoại khóa của Nhật Bản đang được thổi phồng ở các trường học, rất nhiều tai nạn, thậm chí tai nạn chết người lặp lại cùng nguyên nhân nhưng vẫn không được quan tâm đúng mức mà nó bị làm mờ đi vì khoác dưới vỏ bọc “khổ luyện thành tài”. Việc trẻ bị “trừng phạt thân thể” hay bạo hành vẫn được coi là “một phần của giáo dục” bởi xuất phát điểm của việc trừng phạt nghiêm khắc là để trẻ có kỉ luật và tiến bộ hơn. Vô hình trung điều đó càng khiến bạo lực được dung túng.
- Sức ép vô hình của “lễ thành nhân ½ ” (Nghi lễ được tiến hành để chúc mừng học sinh lớp 4 tiểu học tròn 10 tuổi. Trong lễ thành nhân ½, cha mẹ học sinh sẽ được mời đến tham dự, học sinh và phụ huynh cùng nhìn lại quá trình trưởng thành của con và chia sẻ cảm xúc “biết ơn” giữa con cái và cha mẹ). Xuất phát điểm của hoạt động này trong lễ thành nhân 1/2, mặc nhiên cho rằng gia đình luôn sống hạnh phúc trong một thời gian dài và không có gì thay đổi. Trong khi đó, thực tế xã hội hiện đại, gia đình không trọn vẹn, bố mẹ đơn thân hoặc với những đứa trẻ bị ngược đãi trong chính gia đình của mình, không phải là ít. Sẽ khó xử và bẽ bàng thế nào khi trẻ phải kể về những trải nghiệm không muốn nhớ lại của mình trước đám đông, hoặc trẻ phải “giả vờ cười và cố giấu đi sự thật”. Đó có thể coi là một hành động mang tính bạo hành tinh thần được giấu trong hoạt động có vẻ ngoài mang tính nhân văn.
- Nguy cơ của giáo dục trong xã hội công dân, tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân rào cản của giáo dục trường học còn ở chính các giáo viên và phụ huynh. Họ vừa là nạn nhân lại vừa là tác nhân gây ra căn bệnh giáo dục khi bị chính những thứ tưởng là “những điều tốt đẹp” mê hoặc. Giáo viên ở Nhật bản là một nghề vất vả, ngoài công tác chuyên môn họ còn phải kiêm nhiệm quản lý các câu lạc bộ trong trường học mà họ không hề có chuyên môn. Việc này tốn nhiều thời gian của họ khiến chất lượng cuộc sống của giáo viên bị giảm sút khi không còn thời gian dành riêng cho gia đình và cũng là thiệt thòi của học sinh khi tham gia câu lạc bộ lại không được hướng dẫn bởi người có chuyên môn sâu.
Kì vọng của xã hội về giáo dục ở bất cứ đâu đều mong muốn giáo dục phải hướng trẻ tới những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng thực tế giáo dục nảy sinh nhiều vấn đề. Những vấn đề nóng của giáo dục mà dư luận luôn quan tâm như bệnh thành tích, trừng phạt thân thể, tự sát, bắt nạt học đường... đang tràn lan trên các phương tiện truyền thông khiến chúng ta không khỏi xót xa, đau đớn. Những câu chuyện của giáo dục Nhật Bản, tưởng chừng rất xa vời với giáo dục Việt Nam, nhưng nếu thử ngẫm thật kĩ và ra sẽ thấy đó là căn bệnh không hiếm gặp trong giáo dục Việt Nam.
Ryo Uchida
Phó giáo sư nghiên cứu về giáo dục phát triển tại Đại học viện (sau đại học)-Đại học Nagoya.
Chuyên môn chính là xã hội học giáo dục. Các nghiên cứu của ông tập trung vào các nguy cơ khác nhau mà giáo viên và học sinh gặp phải trong đời sống trường học. Ông là người làm bùng lên các cuộc tranh luận về tai nạn do thể dục đội ngũ gây ra, về Lễ thành nhân ½, về gánh nặng của các huấn luyện viên của câu lạc bộ thể thao. Là chủ nhân của các website “viện nghiên cứu nguy cơ trường học”, “viện nghiên cứu nguy cơ hoạt động câu lạc bộ”.
Ông cũng là người sử dụng mạng Yahoo (Risk-Reporter), Twitter (@RyoUchida_RIRIS) để đưa tin về nguy cơ giáo dục.
Các tác phẩm chính đã xuất bản:
“Tai nạn Judo”, (Kawadeshoboshinsha), “Cái nhìn đối với ‘ngược đãi trẻ em’” (Sekaishisosha, tác phẩm nhận giải thưởng khuyến khích của Hội xã hội học giáo dục Nhật Bản).
Dịch giả:
Cuốn sách được nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tuyển chọn giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Nhật.
Những năm gần đây, tiếng Hoa trở thành ngoại ngữ thứ hai được ưu tiên lựa chọn ở nhiều quốc gia và cũng trở thành
Bộ sách gồm 3 chủ đề: – Cắt, gấp, tô màu – Thế giới khủng long – Cắt, gấp, tô màu – Thế giới động
Fujita Tatara, một nam sinh bình thường, cảm thấy bản thân không có gì nổi bật và đang đứng trước khó khăn xác định tương
Châu Nhuận Phát – Đại hiệp Hồng Kông Cuốn sách đầy đủ và chi tiết nhất về ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Châu
Bách Khoa Thư Cho Trẻ – Tư Duy Giai đoạn 2 đến 8 tuổi là một thời kì đầy sôi động và đặc biệt của
Đã bao giờ bạn từng nghĩ, vì sao trên thế giới, có nơi chìm đắm trong nghèo khó nhưng cũng có nơi giàu có vô
Muốn tìm hiểu về một quốc gia, người ta thường thông qua cánh cửa mầu nhiệm mang tên LỊCH SỬ. Ở rất nhiều nước trên
Tác giả admin View all posts
Khi nói đến nghệ thuật, chúng ta có thể nghĩ tới sự sáng tạo, uyển chuyển, linh hoạt và vẻ đẹp của các đường nét.
Mẹ hãy chia sẻ với con gái bài học kinh nghiệm về thời dậy thì của chính mình. Mẹ nên là người bạn của con