ANH LÀ CHÚ RỂ EM LÀ CÔ DÂU – MỌI ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CÓ MỘT ĐÁM CƯỚI TUYỆT VỜI
- Tác giả wedding planner như cầm
- Dịch giả Đang cập nhật
- Nhà xuất bản Thế giới
- Kích thước Đang cập nhật
- Số trang Đang cập nhật
- Ngày phát hành Đang cập nhật
159.000 ₫
“Bạn có phải chiến lược gia không?”, đó là câu hỏi mà Giáo sư Cynthia Montgomery đặt ra ngay từ đầu trong chương trình đào tạo lãnh đạo điều hành EOP (Entrepreneur, Owner, President) của Trường kinh doanh Harvard. Đây không phải câu hỏi để có câu trả lời, đây là câu hỏi gợi mở cho quá trình khám phá và hoàn thiện các năng lực chiến lược như xây dựng tầm nhìn, quản lý nguồn lực, điều binh khiển tướng vẫn dẫn dắt tổ chức đến thành công.
Viết theo phong cách cởi mở, lôi cuốn, cuốn sách Chiến Lược Gia đưa ra những ý tưởng, quan điểm chiến lược không phức tạp đối với những người mới bắt đầu xây dựng tư duy chiến lược nhưng cũng không đơn giản đến mức những chuyên gia lão luyện thấy hời hợt và bỏ qua. Thông qua các câu chuyện, Giáo sư Cynthia Montgomery giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt vai trò quan trọng trong vai hình tượng của một “chiến lược gia” để xác định các mục tiêu, lợi thế, kết hợp năng lực lãnh đạo với chiến lược nhằm thúc đẩy tổ chức phát triển. Tác giả chỉ ra rằng chiến lược không chỉ là một công cụ để khắc chế cạnh tranh, mà còn là lối tiếp cận mà các nhà lãnh đạo sử dụng để định hình con đường phát triển tổ chức một cách bền vững. Đây có lẽ đây là cuốn sách hay nhất về sự kết hợp hữu cơ giữa chiến lược và năng lực lãnh đạo.
CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Các ví dụ và câu chuyện trong cuốn sách này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm giảng dạy trong vòng 5 năm tại một trong những chương trình đào tạo toàn diện dành cho lãnh đạo cấp cao tại Trường Kinh doanh Harvard. Vì vậy, các bài học và phân tích trong cuốn sách mang tính thực tế cao, đã được kiểm chứng.
Đây là một trong số ít những cuốn sách nói về chiến lược gia và phân tích sâu sắc hành trình trở thành chiến lược gia. Tác giả đã dành một phần nội dung để phân tích và làm rõ những sai lầm về khái niệm chiến lược gia của các doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra một cái nhìn rõ ràng về chân dung của người làm chiến lược – cũng chính là nhà lãnh đạo.
Cuốn sách phân tích sâu sắc về lý do tại sao nhà lãnh đạo cần phải là người làm chiến lược cho chính doanh nghiệp của mình. Tác giả cũng chỉ rõ rằng chiến lược không bao giờ kết thúc, nó là một quá trình tuần hoàn liên tục, bắt đầu với mục đích kinh doanh.
Thông qua các nghiên cứu sâu sắc về sự thành công của các ông lớn như Gucci, IKEA, Apple, tác giả cho độc giả thấy được rằng chiến lược không chỉ là bản kế hoạch trên giấy, nó giống như thực thể sống và cần được chăm sóc, nuôi dưỡng để giúp doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn thăng trầm trong kinh doanh.
CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI?
Các lãnh đạo doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.
Các nhà điều hành đang loay hoay với việc thiết lập và thực thi chiến lược.
Những người làm chiến lược doanh nghiệp.
CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
“Thật nông cạn, thậm chí nguy hiểm khi nghĩ rằng chiến lược gia có thể hoàn thành phần lớn chiến lược ngay từ đầu và tất cả những gì họ cần làm chỉ là thực thi đúng các phân tích đó. Các công ty lớn như Nike, Toyota và Amazon không ngừng phát triển và thay đổi. Chiến lược xuất sắc cũng vậy. Dù có thuyết phục và rõ ràng đến đâu, không một chiến lược nào có thể trở thành “cẩm nang” đầy đủ cho một công ty muốn duy trì sự phát triển lâu dài và thịnh vượng.”
“Không ai tôn trọng những nhà quản lý rụt rè, thụ động. Những nhà lãnh đạo táo bạo, có tầm nhìn xa, những người tự tin đưa công ty đi theo những hướng mới thú vị đều được nhiều người ngưỡng mộ. Đó không phải là một phần quan trọng của chiến lược và lãnh đạo sao?
Sự thật là như vậy. Nhưng sự tự tin mà mọi chiến lược gia giỏi cần đều có thể dễ dàng biến thành sự tự tin thái quá. Trong tư duy của nhiều nhà quản lý cũng như trong nhiều bài viết về quản lý hiện nay, có một niềm tin ngầm hiểu rằng một nhà quản lý có năng lực cao có thể tạo ra thành công trong hầu hết mọi tình huống. Một tác giả gọi đây là “cảm giác về quyền năng vô hạn đang cản trở hoạt động quản lý của người Mỹ, niềm tin rằng không có sự kiện hoặc tình huống nào quá phức tạp hoặc quá khó lường để phải quản lý và kiểm soát.”
“Khi bạn nghiền ngẫm ý tưởng về mục đích của công ty, bạn có thể tạo ra mối liên hệ quen thuộc với “lợi thế cạnh tranh”. Trên thực tế, thuật ngữ mục đích và lợi thế cạnh tranh có thể được sử dụng kết hợp với nhau, nhưng lợi thế cạnh tranh tập trung vào khả năng cạnh tranh của một công ty. Điều đó quan trọng nhưng chưa đủ. Các nhà lãnh đạo thường nghĩ rằng trọng tâm của chiến lược là đánh bại đối thủ cạnh tranh. Không phải vậy. Chiến lược là phục vụ một nhu cầu chưa được đáp ứng, làm điều gì đó độc đáo hoặc tốt cho một số bên liên quan. Chắc chắn việc đánh bại đối thủ là rất quan trọng, nhưng đó là kết quả của việc tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu đó chứ không phải là mục tiêu.”