
The Master Coach: Con Đường Trở Thành Nhà Khai Vấn Tài Ba
THE MASTER COACH: CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH NHÀ KHAI VẤN TÀI BA Coach – hay khai vấn, là quá trình tương tác đầy mạnh mẽ.
233.100 ₫
Jazz - một thể loại âm nhạc bắt nguồn từ cộng đồng người châu Phi ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, đã lan ra khắp thế giới và hiện diện ở mọi nền văn hóa âm nhạc quốc gia. Nhạc jazz mang đậm tính nghệ sĩ, đầy nét đặc trưng và khiến những thính giả khi đã thích rồi sẽ như một kẻ si tình với nó.
Ở Việt Nam, jazz cũng có rất nhiều câu chuyện riêng, kiến thức “nhập môn” riêng để khám phá, như người Việt chơi jazz ở Việt Nam là ai? Họ học chơi jazz ở đâu, bằng cách nào? Có thật là họ “chơi jazz” không?...
Những câu hỏi ấy sẽ được giải đáp trong Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội - cuốn sách kể lại cuộc hành trình jazz ra đời ở Việt Nam, tập trung vào câu chuyện của nghệ sĩ Quyền Văn Minh - người đã tận hiến đời mình cho việc phát triển jazz ở mảnh đất quê hương, để thuật lại sống động cách mà nhạc jazz được nghe, được học và được biểu diễn ở nơi này.
Không phải một bài phỏng vấn tiêu chuẩn mà ta vẫn thường đọc trên báo chí, nội dung cuốn sách như góp nhặt từ những lần ngồi xuống tâm tình, hàn huyên cùng một người bạn đáng tin cậy, để từ chuyện đời mà nghe ra chuyện nhạc, chuyện jazz.
Tác phẩm là bước đệm cho những nghiên cứu và hiểu biết sâu hơn về nhạc jazz ở Việt Nam.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
“Đây là cuốn sách mà những người yêu âm nhạc trên toàn cầu không thể bỏ lỡ”. - Yamashita Yosuke
CÂU QUOTE HAY
- Khi tôi dạy những người không chuyên hay người mới bắt đầu, đôi khi họ chỉ muốn học một hai bài trên kèn saxophone thôi. Họ tìm thấy niềm vui trong việc ấy, cho nên tôi dạy họ. Đây là một kiểu hạnh phúc rất mực giản đơn và thuần thực. (tr. 48)
- Nếu như tôi có thể mang lại điều gì đó tốt đẹp cho xã hội với âm nhạc của mình, tôi sẽ làm như thế. Tôi tin rằng âm nhạc của tôi cũng sẽ luôn trả lại tôi điều gì đó tốt đẹp. (tr.49)
- Dù sinh ra ở Việt Nam, một đất nước cơ bản chẳng biết jazz là gì, tôi đã yêu nhạc jazz từ khi tôi nghe được nó trên radio vào năm 1968. Tôi đã chơi nhạc trong hơn 50 năm kể từ năm 1967, và tôi đã mở quán jazz club hơn 20 năm trước, vào năm 1997. Cái sự thật rằng tôi có đủ niềm tin vào bản thân để chơi jazz, tôi nghĩ, tự thân đã là một thành tựu! Trong những điều kiện hạn chế mà tôi học chơi jazz, tôi đã trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp, và rồi trở thành một giáo viên saxophone và nhạc jazz. (tr.49)
- Tôi đã lựa chọn tập trung vào sứ mệnh phát triển jazz ở Việt Nam. (tr.70)
- Khi mẹ đặt cây clarinet vào tay tôi, bà bảo: “Mẹ chỉ muốn con chơi thật tốt. Ngay cả khi con chỉ kiếm được một đồng từ việc chơi clarinet, điều đó vẫn đáng giá với mẹ hơn một tỉ đồng từ người khác”. Thời ấy, khi anh bắt đầu thực thụ học chơi một nhạc cụ, điều đó có nghĩa là anh đã chọn một nghề kiếm sống. (tr.102)
- Nhưng đó cũng là thời điểm mà danh tiếng chủ yếu được thiết lập thông qua truyền miệng. Nếu người ta đã nghe anh chơi nhạc, nghe anh chơi nhạc hay, và biết được từ những người khác đã nghe anh chơi, thế thì họ sẵn sàng trả tiền cho anh chơi nhạc. Và họ cũng sẵn lòng trả hậu hĩnh. Và nếu anh chơi hay, anh phải có được sự tự tin để hỏi xin trả giá tốt hơn! (107)
- Nhờ vận may, tôi tìm được một kênh chơi “thứ” nhạc ấy. Tôi lúc đó còn không biết nó được gọi là “jazz”. Tôi run rẩy khi nghe thứ nhạc ấy. Tôi thầm nghĩ, nếu tôi có thể chơi như vậy thì tôi sẽ chẳng còn phải lo lắng gì nữa! (tr.110)
- Bản thân tôi, tôi say sưa trong âm nhạc. Tôi cứ tập luyện âm nhạc của mình. Nhưng khi tập thật chăm chỉ như vậy, anh sẽ trình diện thứ âm nhạc của mình ở đâu? Và tôi thực sự muốn chơi jazz. (tr.158)
- Phát triển jazz ở Việt Nam vẫn là sứ mệnh sau cùng của tôi.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Stan BH Tan-Tangbau
Tiến sĩ chuyên nghiên cứu về các câu chuyện văn hóa cũng như sự thay đổi chính trị-xã hội ở Việt Nam và khu vực miền núi khắp Đông Nam Á. Nhiều bài viết của ông được đăng trên các tạp chí như Jazz Perspectives, Collaborative Anthropologies, Journal of Narrative Politics và Journal of Vietnam Studies.
Ông từng giảng dạy tại Đại học Ritsumeikan ở Kyoto và Đại học Quốc gia Singapore.
Quyền Văn Minh
(sinh năm 1954)
Được xem là “Bố già của nhạc jazz Việt Nam”, ông không chỉ là nghệ sĩ saxophone jazz
THE MASTER COACH: CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH NHÀ KHAI VẤN TÀI BA Coach – hay khai vấn, là quá trình tương tác đầy mạnh mẽ.
Được tự tay mình tô những nét chữ, những màu vẽ tinh nghịch, ngây thơ lên những trang giấy hay những hình vẽ ngộ nghĩnh
Tự học tiếng Nhật cho người đi làm “Tự học tiếng Nhật cho người đi làm” Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào
Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản Bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này? Có thể câu
Tuyển Chọn Những Bài Văn Kể Chuyện 5 Sách được biên soạn với mong muốn giúp các em học sinh có thêm tài liệu tự
“Im lặng nào! Công chúa sẽ tỉnh dậy mất!” Ngày xửa ngày xưa, ở một thời đại khi con người và ma quỷ cùng tồn
3000 ngày trên đất Nhật 3000 ngày trên đất Nhật là tự truyện của tác giả Nguyễn Quốc Vương, anh ghi lại những gì ấn tượng
Chuyện Tình Đích Thực Siêu Buồn Trên nền một nước Mỹ đang sụp đổ ở một tương lai rất gần, Lenny Abramov, gã béo ba
Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10 – Bản 2 (Chân Trời) (Chuẩn) Bộ sách “Chân trời sáng tạo” mang đến góc nhìn rộng hơn
Với hình ảnh bắt mắt cùng một kho kiến thức lí thú, bộ sách Em muốn biết vì sao đã hấp dẫn hàng ngàn độc
Việt Nam thế kỷ XVII – Những góc nhìn từ bên ngoài Thế kỷ XVII được xem như một “khoảng trắng” trong lịch sử