Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Chuyện Đông Chuyện Tây – Tập 4 (Tái Bản 2022)

Giá bán:

179.100 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

 

Chuyện Đông Chuyện Tây - Tập 4 (Tái Bản 2022)

Tôi biết có rất nhiều người, hễ cầm đến số Kiến thức ngày nay mới ra (hay mới mượn được) là tìm đọc ngay mục “Chuyện Đông chuyện Tây” của An Chi. Dĩ nhiên cũng có những người đọc trước tiên những mục khác, chẳng hạn như những người đang nóng lòng đọc phần tiếp theo của một truyện đăng nhiều kỳ đang đọc dở, nhưng có thể biết chắc rằng sau đó người ấy thế nào cũng tìm đọc “Chuyện Đông chuyện Tây”.

Có một lần tôi đi photocopy một bài mà tôi viết chung với An Chi. Khi nhìn thấy tên tôi đặt cạnh tên An Chi, người thợ đứng máy ngạc nhiên hỏi tôi: “Thế ra chú quen cả đến cụ An Chi?”. Quả có nhiều người hình dung An Chi là một cụ già đầu bạc trán hói, thông kim bác cổ, suốt ngày vùi đầu trong những đống sách cũ kỹ. Trong trí tưởng tượng của họ, An Chi gần như là một nhân vật huyền thoại, khó lòng có thật trong cuộc sống còn nhiều hàng dỏm, sách dỏm và trí thức dỏm này.
An Chi (cũng là Huệ Thiên, một bút danh khác do nói lái cái tên thật Thiện Hoa mà thành) chưa phải là một cụ già. Hồi bắt đầu viết cho Kiến thức ngày nay (1990), anh chỉ mới vượt qua tuổi năm mươi. Anh vốn là học sinh trường Chasseloup-Laubat ở Sài-gòn. Khi Hiệp định Genève được ký kết, anh quyết định chọn miền Bắc, và đã kịp mua vé máy bay ra Hải Phòng trước khi chấm dứt thời hạn 300 ngày, trong tay có thư giới thiệu của Đảng ủy Đặc khu (vì anh tham gia đoàn thể học sinh kháng chiến ở Sài Gòn). Nhưng anh không thấy cần tới tờ giấy này, và có lẽ đó là một trong những nguyên nhân chính của những chuyện không may của anh sau này, vì thời ấy còn có những người (tuy ít ỏi) không tin rằng có thể có những thanh niên con nhà khá giả lại đi chọn miền Bắc nếu không có ý đồ đen tối nào đó. Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Trung cấp Trung ương (Cầu Giấy, Hà Nội), anh đi dạy cấp hai ở Thái Bình. Nhưng chỉ sáu năm sau, vì bị coi là có những tư tưởng lệch lạc, anh bị thải hồi, và vì hoàn toàn không nơi nương tựa, anh phải ở nhờ nhà một bác cấp dưỡng tốt bụng. Sau đó anh xin được làm hợp đồng trong Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo viên của tỉnh, chuyên mua than củi muối gạo cho trường, cho đến khi được Bộ Nội vụ triệu tập lên Hòa Bình học lớp chính trị của Trường 20-7 “dành cho cán bộ miền Nam vì lý do này hay lý do khác không còn trong biên chế nhà nước”. Sau đó anh trở về Hà Nội học nghề thợ nguội và thợ tiện ở Nhà máy xe đạp Thống Nhất rồi phụ trách bổ túc văn hóa tại nhà máy. Từ năm 1972, anh được chuyển đến Trường Học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo (Vĩnh Phú). Đến khi miền Nam giải phóng, anh được chuyển vào Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh rồi Phòng Giáo dục Quận 1 làm nhiều công tác khác nhau, rồi đến 1984 anh xin về hưu non để dành hết thì giờ cho việc đọc sách và nghiên cứu những vấn đề mà anh đã quan tâm từ hai mươi năm trước, nghĩa là từ khi anh bị thải hồi.

An Chi bao giờ cũng nuôi một niềm tri ân chân thành và sâu xa đối với những người lãnh đạo đã thải hồi anh vì nhờ đó mà anh được bắt tay vào một việc xưa nay vẫn là ước mơ tha thiết nhất của đời anh: học, học thực sự, học để biết, để trở thành người có ích, chứ không phải để có bằng này, bằng nọ hay danh vị này, danh vị khác. Từ khi được giải phóng ra khỏi công việc giảng dạy ở nhà trường, anh dành tất cả thời gian không phải đi mua than củi hay gạo muối để lao vào học, học cho kỳ được những gì mình vẫn thèm iết mà trước kia vì phải soạn bài, chấm bài và lên lớp giảng nên chưa làm được. Thoạt tiên, anh vớ được một cuốn Thượng của bộ Từ hải và một cuốn từ điển chữ Hán dành cho học sinh của nhóm Phương Nghị. Rồi từ đó trở đi, suốt gần 30 năm anh không ngừng tìm kiếm sách vở để học thêm về các khoa học xã hội và nhân văn, dù là trong khi làm thợ nguội, đi học tập chính trị, hay chạy việc hành chính, anh đều dành hết tâm trí cho việc học. Và cũng như thói thường, càng học thì lại càng thấy mình biết quá ít, cho nên anh chỉ thấy mình được sống thực sự sau khi đã về hưu non và được ngồi suốt ngày bên bàn viết, giữa mấy ngàn pho sách yêu quý mà anh đã tích lũy được trong bấy nhiêu năm.

Từ khi Ban biên tập Tạp chí Kiến thức ngày nay giao cho An Chi phụ trách chuyên mục Chuyện Đông chuyện Tây, anh đã dành khá nhiều thì giờ để trả lời cho những bạn đọc thấy cần thỏa mãn những mối băn khoăn về chữ nghĩa và tri thức nói chung. Anh thấy đây là một công việc có ích cho nhiều người, mặc dầu công việc này có làm cho anh sao nhãng ít nhiều những vấn đề mà anh chuyên tâm nghiên cứu từ lâu, nhất là những vấn đề về lịch sử tiếng Việt. Và tuy anh biết rất rõ rằng thời nay không có ai có thể tự cho mình là “nhà bách khoa” cái gì cũng biết, nhưng những câu trả lời của anh trên tạp chí đã làm thỏa mãn được phần đông độc giả vì đó đều là kết quả của một quá trình tra cứu nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm đối với khoa học và đối với những người đã có lòng tin cậy mình. Thêm vào đó là lời văn trong sáng, đĩnh đạc, nhiều khi dí dỏm một cách nhã nhặn và tuệ minh, làm cho việc đọc anh trở thành một lạc thú thanh tao.

Dĩ nhiên, tôi không dám nói An Chi bao giờ cũng đúng. Errare humanum est. Không phải anh bao giờ cũng tìm được cách trả lời tối ưu có thể làm hài lòng những chuyên gia khó tính. Nhưng tôi tin chắc rằng một người đọc trung bình như tôi, khi đọc xong một đoạn giải đáp của An Chi, ít nhất cũng thấy mình biết thêm được một cái gì bổ ích, và đó quả thật là một điều tối đa có thể chờ mong ở một tạp chí dành cho quần chúng rộng rãi như Kiến thức ngày nay.

Nói như vậy không có nghĩa là trong những bài trả lời ngắn gọn của An Chi không lóe lên những tia sáng của một tài năng chân chính. Những ý kiến của An Chi về gốc Hán của yếu tố “kẻ” đứng trước những địa danh mà có người tưởng là “nôm” như Kẻ Sặt, Kẻ Noi (do chữ Giới 界: xem Kiến thức ngày nay, số 229); về gốc Hán của chữ chiềng (do chữ Trình 呈?: xem Kiến thức ngày nay, số 225) mà có người cho là dùng để chỉ công xã nông thôn dưới thời Hùng Vương, việc anh cải chính những chỗ sai quan trọng của Từ điển Bách khoa Việt Nam như về quốc hiệu Đại Nam mà Từ điển Bách khoa Việt Nam nói là do Gia Long đặt (Kiến thức ngày nay, số 212); sự sai trái của cách nói “sau Công nguyên” (Kiến thức ngày nay, số 219) và rất nhiều chuyện khác nữa, được anh chứng minh và trình bày đủ sức thuyết phục để ngay các chuyên gia cũng phải tán thành.

Nhiều bài giải đáp của An Chi làm cho người đọc thấy hé mở ra những luận điểm khoa học quan trọng và thú vị, khiến họ phải lấy làm lạ mà tự hỏi tại sao nó không được anh trình bày thành những chuyên luận. Ta hãy yên tâm chờ đợi. Những người như An Chi thường rất khó tính đối với bản thân. Rồi sẽ có ngày những chuyên luận ấy đủ chín muồi để tác giả thấy có thể đem nó ra đóng góp vào nền khoa học nhân văn của đất nước. Nhưng dù chỉ có mấy tập Chuyện Đông chuyện Tây không thôi thì tôi cũng thấy học được của anh rất nhiều rồi. Vả chăng chính cuộc đời của An Chi cũng đã là một tấm gương sáng chói của ý chí vượt qua mọi nỗi gian truân để đạt đến một đỉnh cao của tri thức.
Cao Xuân Hạo

Xem thêm

Naruto – Tập 9

Mã Kim Đồng:
6242212530009
  • ISBN: 978-604-2-34946-8
  • Tác giả: Masashi Kishimoto
  • Đối tượng: Tuổi mới lớn (15 – 18)
  • Khuôn Khổ: 11.3×17.6 cm
  • Số trang: 180
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 125 gram
  • Bộ sách: Naruto

Kính vạn hoa (Phiên bản mới) – Tập 1

Mã Kim Đồng:
6241109870001
  • ISBN: 978-604-2-35373-1
  • Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
  • Đối tượng: Thiếu niên (11 – 15)
  • Khuôn Khổ: 14×20.5 cm
  • Số trang: 344
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 335 gram
  • Bộ sách: Kính vạn hoa (Phiên bản mới)
Gặp Anh Ở Paris

Gặp Anh Ở Paris

Gặp Anh Ở Paris Gặp Anh Ở Paris Một nhà hàng quyến rũ Một cuốn sách và tác giả bí ẩn của nó Một bí

Combo Sách nói khéo nói hay - Một lời nói vạn người mê 1

Combo Sách nói khéo nói hay – Một lời nói vạn người mê

GIAO TIẾP KÉM – RÀO CẢN CỦA THÀNH CÔNG

Bạn có bao giờ ngưỡng mộ những người tự tin trong các cuộc gặp gỡ làm ăn hay luôn là người dẫn dắt không khí các bữa tiệc, thuyết trình “nuốt mic” rồm rộp trước hàng vạn người mà không hề nao núng…Họ giao tiếp khéo léo, nói ít mà có trọng tâm với ngôn từ linh hoạt, biết khi nào cần mềm mỏng, khi nào cần đến sự quyết đoán, khi nào cần sự hài hước – KỸ NĂNG GIAO TIẾP- chìa khóa tạo nên sự khác biệt, dẫn bạn đến với nấc thang thành công hoặc đẩy bạn xuống hố sâu thất bại.

Nếu bạn cũng giống như hàng triệu người:
– Thường ngồi lặng yên trong các cuộc họp, căng thẳng trong các buổi gặp mặt, không biết nói gì mỗi khi đối diện với cấp trên, thường nói với người thân những điều khiến sau này phải hối hận, hoặc không bao giờ đạt được kết quả như ý trong các cuộc tranh luận…
– Tính nhút nhát và thiếu tự tin, đặc biệt khi phải tiếp xúc với người lạ ở những chốn đông người làm bạn ngày càng trở nên thu mình vào vỏ ốc, lu mờ trong mắt người khác, vấn đề không được giải quyết vì ngại mở lời, sợ bị phán xét…

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP 360 ĐỘ, làm chủ trong mọi tình huống giao tiếp. Bộ sách giúp bạn giao tiếp khéo léo và thông minh để bạn vừa được yêu quý và vấn đề lại được giải quyết hanh thông.

Những điều mẹ chưa kể - Sách dành cho cha mẹ hay nhất 1

Những điều mẹ chưa kể – Sách dành cho cha mẹ hay nhất

Ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, nếu phải lựa chọn giữa sự nghiệp của bản thân hay tương lai của những đứa trẻ, thì họ – những người mẹ – đã không ngần ngại chọn tương lai của con mình. Ấy là khi họ chính thức bắt đầu một công việc mới khắc nghiệt nhưng đầy cao quý: Nghề làm mẹ.

Nghề làm mẹ tất bật trăm bề nhưng ít được ai thấu hiểu và chia sẻ. Cuốn sách “Những điều mẹ chưa kể ” nói về những mối quan hệ mà chỉ người mẹ mới phải trải qua. Đây là tiếng lòng của hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới. Nếu làm mẹ bạn sẽ thấy chính mình trong đó, nếu làm cha bạn sẽ thấu hiểu được vợ mình yêu thương họ hơn bao giờ hết.

Bên bếp lửa nhà dài

Bên bếp lửa nhà dài

  Bên bếp lửa nhà dài Ngày H’Lê Na ra đời, Yang cho sét đánh xuống đỉnh núi Chư Yang Sin. Theo lời người xưa,

Chờ load dữ liệu