Sống không thắc mắc đời không nể
Sống không thắc mắc đời không nể Con người vốn là một loại động vật có tính hiếu kỳ rất cao. Không chỉ trẻ con
637.500 ₫
Đầu thế kỷ XX, giữa lúc nền học thuật nước nhà chỉ có các bộ đại tác như Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục là nguồn sử liệu chính thống nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử của phần đông dân chúng, thì Việt Nam sử lược, với tư cách là bộ thông sử chi tiết đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của độc giả lẫn giới nghiên cứu cả nước. Từ đó đến nay đã 100 năm trôi qua, tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và là quyển sách vỡ lòng quen thuộc cho những ai bắt đầu tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
Để góp phần hoàn thiện và phổ biến “tấm Nam sử” mà học giả Trần Trọng Kim đã dệt những sợi đầu tiên cách nay đúng một thế kỷ, Đông A tiến hành tái bản tác phẩm Việt Nam sử lược, dựa theo bản in của nhà Tân Việt năm 1954, có bổ sung một số chi tiết từ các bản in năm 1920, 1928 và 1971. Đồng thời, chúng tôi tuyển lựa và thêm vào một số hình ảnh minh họa từ nguồn tranh dân gian, bảo tàng và một số tư liệu sách báo xưa, với mong muốn gửi tới bạn đọc một ấn bản không chỉ chỉn chu về mặt nội dung mà còn trang nhã về mặt hình thức, nhân kỷ niệm 100 năm ngày tác phẩm ra đời 1920 - 2020.
Ấn bản cao cấp Việt Nam sử lược có bìa cứng, ruột in 2 màu trên giấy GV76-BB định lượng 100gsm, quà tặng kèm gồm bản đồ, bookmark và bộ postcard 8 tấm.
Thông tin tác giả: Trần Trọng Kim (1883 - 1953) là nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, hiệu Lệ Thần, người xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trần Trọng Kim thuộc thế hệ trí thức Việt Nam giao thời, vừa uyên thâm Nho học, vừa am tường Tây học. Mười bảy tuổi, ông thi đỗ vào trường Thông ngôn. Năm 1906, ông tham dự hội chợ Marseille rồi xin ở lại Pháp học thêm. Năm 1911, ông về nước và tận tụy với công việc dạy học. Sau khi nghỉ hưu, tháng 3 năm 1945, ông tham gia chính trường, rồi giữ chức Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam cho đến khi chính phủ này sụp đổ vào tháng 8 cùng năm. Ông trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh khó nhọc. Ngày 2 tháng 12 năm 1953, ông đột ngột qua đời tại Đà Lạt.
Trong sự nghiệp nghiên cứu và biên khảo, Trần Trọng Kim để lại nhiều tác phẩm giá trị, như Sơ học luân lý, Sư phạm khoa yếu lược, Việt Nam văn phạm, bộ ba Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, Sử ký - địa dư giáo khoa thư, nhưng nổi tiếng nhất là hai bộ Nho giáo và Việt Nam sử lược.
NỘI DUNG SÁCH:
Việt Nam văn hoá sử cương là một nỗ lực của học giả Đào Duy Anh nhằm giải quyết cuộc va chạm giữa văn hóa Việt Nam truyền thừa từ bao đời và văn hóa Âu tây mới lan tràn. Đào Duy Anh nhìn nhận cuộc va chạm ấy chính là “bi kịch hiện thời” của dân tộc, một bi kịch đến từ “sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn hóa cũ ấy với những điều mới lạ của văn hóa Tây phương”. Và để giải quyết sự xung đột này, Đào Duy Anh đề nghị “một mặt phải xét lại cho biết nội dung của văn hóa xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu cho biết chân giá trị của văn hóa mới”. Tác phẩm Việt-nam văn-hóa sử-cương chính là lời giải cho nan đề đầu tiên của tác giả: văn hóa xưa là thế nào?
Ấn bản Việt Nam văn hoá sử cương của Đông A dựa theo bản in lần đầu năm 1938 của Quan-hải tùng-thư, có tham khảo một số chi tiết trong bản in năm 1951 của Xuất bản Bốn phương, Viện Giáo khoa – Hiên Tân Biên. Trong lần in này, ban biên tập Đông A sử dụng một số minh họa trong các bản sách tiếng Pháp về Đông Dương và các nguồn tư liệu ở bảo tàng, tranh dân gian, sách báo xưa...
Với diện mạo mới này, người làm sách kỳ vọng sẽ đem đến cho bạn đọc một ấn bản trang nhã, tương xứng với giá trị lâu dài của tác phẩm.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Đào Duy Anh (1904 - 1988) sinh ra ở Thanh Hóa, quê gốc ở Hà Nội. Ông tốt nghiệp Thành chung tại trường Quốc học Huế năm 1923, sau đó dạy học tại trường Tiểu học Đồng Hới (Quảng Bình). Năm 1926, ông cùng chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng thành lập báo Tiếng-dân, đồng thời gia nhập Việt Nam Cách mạng đảng. Sau thời gian bị bắt do hoạt động cách mạng (1929), ông chuyển sang con đường hoạt động văn hóa và cống hiến cho khoa học tới tận những năm cuối đời.
Sinh thời, học giả Đào Duy Anh đã thực hiện trên 30 công trình nghiên cứu, được in thành khoảng hơn 60 tập sách, ngoài ra còn tham gia hiệu đính, biên tập và chú giải cho hàng chục đầu sách khác. Phạm vi nghiên cứu của ông bao quát rất nhiều lĩnh vực, và ở lĩnh vực nào cũng đạt được thành tựu đáng kể, như sử học, địa lý, từ điển, ngôn ngữ, văn hóa và văn học dân gian. Những công trình nghiên cứu của học giả Đào Duy Anh được xem là “mang tính khai phá đặt nền tảng cho sự hình thành nền sử học và nền văn hóa học hiện đại Việt Nam”. Tên ông được ghi trong Từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa thư của thời hiện đại.
Sống không thắc mắc đời không nể Con người vốn là một loại động vật có tính hiếu kỳ rất cao. Không chỉ trẻ con
Cuốn sách “Nhà lãnh đạo nhạy bén” cung cấp kế hoạch chi tiết cho việc tạo ra một tổ chức nhạy bén hơn, nhưng không
Trẻ NGHIỆN thiết bị công nghệ sẽ dẫn đến những vấn nạn khác như mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, trẻ bị rối loạn cảm xúc và hành vi, giảm sút sáng tạo, ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, hay đòi hỏi… Cuốn sách Nuôi Con 4.0 – Làm Thế Nào Để Trẻ Không Bị Nghiện Thiết Bị Công Nghệ? Là cứu cánh cho các vị phụ huynh có trẻ từ 2-18 tuổi đang có thói quen sử dụng tivi, điện thoại, ipad quá nhiều.
Nếu trẻ rên rỉ đòi chơi game, xem video trên điện thoại, máy tính bảng thay vì ra ngoài trời hoặc chúng chểnh mảng việc học hành hay không thể ngồi yên khi đi ăn mà thiếu chiếc ipad trước mặt, thì có thể con bạn đã có vấn đề,
Warren Buffett – Nhà Đầu Tư Vĩ Đại Nhất Thế Giới Dưới Góc Nhìn Truyền Thông (Tái Bản 2022) Trong cuốn sách này, tác
“Khi giới thiệu quyển truyện “Quê Nội” của Võ Quảng người ta bảo tôi: Đây là một loại Tôm Xây-dơ của Việt Nam. Đã từ
Cuốn sách tiết lộ sức mạnh thần bí ẩn sau những ngôi đền mà các vĩ nhân từng ghé, cách cầu nguyện góp phần bồi
Bộ sách được biên soạn theo một chương trình đặc biệt giúp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho những người mới bắt đầu, những
Để tránh sự truy sát của tên ấp trưởng độc ác và bọn lính, Quỳ phải trốn vào rừng xanh, vùng chiến khu xưa, đi
Gia Tộc Thần Bí “Rừng thiêng Tadasu giữa đêm giông tố. Phố Pontocho cổ kính bên dòng sông Kamo êm đềm. Hội đốt lửa Gozan