Đi Qua Hoa Cúc (Tái bản năm 2022) (Khổ nhỏ)
Mùa hè năm ấy, Trường cảm nhận được những rung động đầu đời trước một hình bóng thiếu nữ. Giữa khung cảnh yên bình của
255.000 ₫
CUỐN SÁCH ĐẠT RẤT NHIỀU GIẢI THƯỞNG UY TÍN!!!
Ngày nay, sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị được xây dựng trên nền tảng chip máy tính. Hầu như mọi thứ đều chạy trên các con chip, từ tên lửa đến lò vi sóng, đến cả ô tô, điện thoại thông minh, thị trường chứng khoán, thậm chí cả lưới điện.
Gần đây, nước Mỹ đã thiết kế những con chip nhanh nhất và duy trì vị thế số một thế giới, nhưng lợi thế đó đang có nguy cơ suy yếu khi các đối thủ ở Đài Loan, Hàn Quốc và châu Âu nổi lên nắm quyền kiểm soát. Mỹ đã để các thành phần quan trọng của quá trình sản xuất chip vuột khỏi tầm kiểm soát, dẫn đến tình trạng thiếu chip trên toàn thế giới và cuộc chiến vi mạch nổ ra với đối thủ là Trung Quốc đang mong muốn thu hẹp khoảng cách.
Trung Quốc đang chi nhiều tiền cho chip hơn bất kỳ sản phẩm nào khác, rót hàng tỷ đô la vào việc xây dựng chip, đe dọa tới ưu thế quân sự và sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ.
Con chip của thế kỷ 21 giống như dầu mỏ của thế kỷ 20, và vì thế, lịch sử của chất bán dẫn chính là lịch sử của thế kỷ 21. Cuộc chiến vi mạch được xem là biên niên sử về cuộc chiến kéo dài hàng thập niên để kiểm soát thứ đang nổi lên là tài nguyên quan trọng nhất nhưng lại khan hiếm: công nghệ vi mạch.
Đây không chỉ là câu chuyện về những con người dám liều lĩnh và biến giấc mơ thành hiện thực, nó còn là câu chuyện về các lực lượng chính trị, kinh tế và công nghệ đã định hình ngành công nghiệp thiết yếu này như thế nào. Chris Miller sẽ cho người đọc thấy sự thay đổi quyền kiểm soát ngành công nghiệp này có thể định hình lại đáng kể trật tự kinh tế và chính trị của thế giới trong tương lai.
ĐỌC THỬ
New York Times:
"Dồn dập đến thót tim... Cuộc chiến vi mạch cho rằng ngành công nghiệp chip hiện nay quyết định cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu và cán cân quyền lực địa chính trị. Nhưng cuốn sách không thiên về chính trị. Thay vào đó, nó là một câu chuyện phi hư cấu ly kỳ — kết hợp giữa “The China Syndrome” và “Mission Impossible”.... Nếu có cuốn sách nào có thể giúp công chúng hiểu rõ thời đại silicon — và cuối cùng nhận ra rằng nó sánh ngang với thời đại nguyên tử về sự kịch tính và tầm quan trọng — thì đó chính là Cuộc chiến vi mạch."
Financial Times:
"Một cuốn sử hấp dẫn về chất bán dẫn do Chris Miller, nhà sử học Đại học Tufts viết... Cuốn sách của ông ra mắt vào thời điểm không thể tốt hơn... với những câu chuyện sống động và những nhân vật màu sắc."
The Economist:
"Trong Cuộc chiến vi mạch, Chris Miller của Đại học Tufts cho thấy cách các lực lượng kinh tế, địa chính trị và công nghệ đã định hình ngành công nghiệp quan trọng này... Đối với những ai muốn hiểu rõ hơn, Cuộc chiến vi mạch là một điểm khởi đầu tốt."
Forbes:
"Thú vị... Là một nhà sử học, Miller dẫn dắt người đọc qua hàng thập kỷ lịch sử chất bán dẫn — một chủ đề sống động... Cuộc chiến vi mạch cho độc giả thấy rằng cuộc chiến nhiều tỷ đô để giành quyền kiểm soát chất bán dẫn trong thế giới ngày càng số hóa sẽ chỉ ngày càng khốc liệt trong những năm tới."
Foreign Affairs:
"Vừa giáo dục vừa giải trí... Miller là một người dẫn chuyện tuyệt vời."
Ryan Heath, viết trong “Global Insider” của Politico:
"Cuốn sách thú vị nhất tôi được đọc trong cả năm."
Publisher's Weekly:
"Một lịch sử sâu sắc... Được nghiên cứu kỹ lưỡng và sắc bén, đây là một cái nhìn đáng chú ý về giao điểm của công nghệ, kinh tế và chính trị."
Kirkus Reviews:
"Một cảnh báo quan trọng với những nền tảng lịch sử vững chắc... Lợi thế công nghệ của Mỹ đang thu hẹp, vì vậy đã đến lúc phát triển các chính sách để đảm bảo rằng những cỗ máy bí mật của kỷ nguyên kỹ thuật số tiếp tục hoạt động trơn tru... Thông điệp ngầm của Miller gửi tới các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ là nhận ra nguy cơ và hành động phù hợp."
Booklist:
"Miller khám phá lịch sử phức tạp của vi mạch... Nói đến quan hệ Mỹ-Trung, toàn cầu hóa và ngành công nghiệp vi mạch, cuốn sách này là chìa khóa để hiểu quyền lực của con chip trong việc định hình mọi khía cạnh của xã hội ở Mỹ và thế giới."
Paul Kennedy, tác giả cuốn The Rise and Fall of the Great Powers:
"Đáng chú ý... Một tác phẩm nổi bật, một sự kết hợp độc đáo giữa phân tích kinh tế và công nghệ — và chiến lược."
Robert D. Kaplan, tác giả của The Revenge of Geography và Asia’s Cauldron:
"Bộ não của Miller hoạt động giống như con chip máy tính mà anh ấy viết về. Nó chứa đầy các mạch phức tạp chóng mặt nhưng lại đưa ra kết quả rõ ràng đến lấp lánh. Câu chuyện anh kể không chỉ hấp dẫn tuyệt vời, mà còn là một câu chuyện có tầm quan trọng to lớn, vừa chặt chẽ về phong cách vừa sử thi về quy mô."
Margaret O’Mara, tác giả của The Code: Silicon Valley and the Remaking of America:
"Tuyệt vời... Với phạm vi rộng lớn và cách kể chuyện hấp dẫn, Chris Miller dõi theo lịch sử toàn cầu của các con chip điều khiển thế giới. Một câu chuyện kịp thời về cách chúng ta đã đến được hiện tại…"
Daniel Yergin, tác giả đoạt giải Pulitzer của cuốn sách The Prize, The Quest và The New Map:
"Một cuốn sách cần thiết để hiểu thế giới hiện đại của chúng ta. Với một câu chuyện bao quát... Chris Miller kể về cách thế giới được đã được định hình bởi những trận chiến liên tục — giữa những nhà sáng tạo và công nghệ, giữa các công ty, giữa các quốc gia, và hiện nay, quan trọng nhất là bởi cuộc cạnh tranh quyền lực lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc."
Niall Ferguson:
"Tương lai của nhân loại phụ thuộc vào 'cuộc chiến chip' giữa hai hệ sinh thái cạnh tranh để thiết kế và chế tạo các vi xử lý tiên tiến nhất. Cuộc chiến vi mạch cung cấp đúng bối cảnh lịch sử mà chúng ta cần khi cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ ngày càng gay gắt. Một cuốn sách không thể thiếu."
Đô đốc James Stavridis, Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh NATO:
"Nắm bắt được bản chất của yếu tố quan trọng và chiến lược nhất trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược của thế kỷ 21. Cuộc chiến vi mạch xuất sắc và đầy giải trí, sâu sắc và thuyết phục, và được dựa trên cả lịch sử và công nghệ. Một tuyệt tác!"
Robert Kagan, tác giả của The Jungle Grows Back: America and Our Imperiled World:
"Một trong những cuốn sách quan trọng nhất tôi đã đọc trong nhiều năm — lôi cuốn, với văn phong đẹp đẽ. Miller cho thấy rằng, mặc dù có nhiều khuyết điểm và thất bại rõ ràng, hệ thống tư bản Mỹ đã nhiều lần vượt trội so với các hệ thống khác… "
Lawrence H. Summers, bộ trưởng bộ tài chính Mỹ và giáo sư tại Harvard University:
"Nếu bạn quan tâm đến công nghệ, hoặc sự thịnh vượng trong tương lai của Mỹ, hoặc an ninh của đất nước, đây là một cuốn sách bạn phải đọc."
Dan Wang, nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics:
"Xuất sắc. Cuộc chiến vi mạch của Miller bao quát tất cả các góc độ: công nghệ, tài chính, và đặc biệt là chính trị.... Một tài liệu tham khảo quan trọng về một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất hiện nay."
Andrew McAfee, đồng tác giả của The Second Machine Age và tác giả của The Geek Way và More from Less:
"Cuộc chiến giành ưu thế trong chất bán dẫn là một trong những câu chuyện quan trọng nhất trong địa chính trị, an ninh quốc gia và thịnh vượng kinh tế. Nhưng nó cũng là một trong những câu chuyện ít ít người hiểu rõ nhất. May mắn thay, chúng ta có Cuộc chiến vi mạch để cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng và sắc bén về chủ đề quan trọng này."
Mùa hè năm ấy, Trường cảm nhận được những rung động đầu đời trước một hình bóng thiếu nữ. Giữa khung cảnh yên bình của
Khu vườn của Mi-san “Khu vườn của Mi-San” Là cuốn sách có tranh màu minh hoạ. Kể về một cô bé tên là Mi-San, con
Mã Kim Đồng: 6192310340002ISBN: 978-604-2-15291-4Tác giả: David AntramAlex WoolfĐối tượng: Nhi đồng (6 – 11)Khuôn Khổ: 18,5 x 20,5 cmSố trang: 40Định dạng: bìa mềmTrọng lượng: 95 gramBộ sách: Sẽ ra sao nếu thiếuNgày phát hành: 28/10/2019
Sự Quyến Rũ Của Chữ Có thể xem như đây là một tập điểm sách của nhà văn Mai Sơn, hoặc có thể xem như
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
“Các cháu có khỏe không? “Ninja Rantato” đã ra đến tập 35 rồi nên bác muốn thử thay đổi vài thứ xem sao. Hi vọng
Không được như ý mới thật sự hạnh phúc Cuốn sách “Không được như ý mới thực sự hạnh phúc” của tác giả Khangser
Từ xa xưa, những bộ môn như thư pháp, vẽ tranh, chép kinh, đã được đề cao bởi giá trị mỹ học cũng như giúp
Đây là bản dịch tiếng Anh của cuốn Chúc một ngày tốt lành của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Câu chuyện xoay quanh các con
Cơ cấu là cách tổ chức để đạt các mục tiêu của chiến lược. Chiến lược phát sinh từ những cạnh tranh trong thị trường.
Kĩ Năng Vàng Cho Học Sinh Trung Học – Học Kĩ Năng Nói (Tái Bản 2022) Nói chuyện là để giao tiếp và giao lưu.
Đạo Đức Kinh là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Cuốn sách bày rõ ràng một vũ trụ quan làm cơ sở cho một nhân sinh quan và một chính trị quan theo quan điểm mới mẻ của Lão Tử.