Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần

Giá bán:

85.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần do hai nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc biên soạn, không chỉ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về văn hóa thờ tự trong ngôi nhà Việt mà còn lý giải sâu sắc về đặc trưng văn hóa tâm linh của người Việt. Với một nội dung khoa học được trình bày dễ hiểu, hấp dẫn, chắc chắn Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia Thần sẽ lôi cuốn độc giả đến trang sách cuối cùng.

Trích đoạn sách Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần

Lời tục rằng: "Sống cái nhà, già cái mồ" còn nói có chữ nghĩa thì hai công trình xây dựng quan trọng của mỗi kiếp đời là "dương cơ" và "âm phần". Tuy có khu biệt thành hai trú sở lúc sống và lúc chết như vậy, song cái nhà/dương cơ của người Việt ta dành phần cho người chết coi ra hơi bị nhiều, đặc biệt là các từ đường. So với phần dành cho người sống, cái phần không gian dành cho những vong hồn quá vãng lại thường được tập trung nhiều công sức, tiền bạc và nhiều nỗ lực trang trí, điêu khắc mỹ thuật hơn hết.

Việc thờ tự tổ tiên ở xứ ta không chỉ là chuẩn mực luân lý mà còn nhằm chỉ rõ "Ta là một nhân vị có cội nguồn, chứ không phải là một tay ma cà bô không có gia phả!". Phụng thờ tổ tiên là một nghĩa vụ của đạo Hiếu được chế định trong cổ luật hẳn hòi nên không gian thờ tự năm đời (Ngũ đại mai thần chủ) ở mỗi gia đình là một thiết chế cụ thể. Đó là quy phạm của thế gian, còn ở khía cạnh tín ngưỡng, tập hợp vong hồn tổ tiên là một bộ gia thần có công năng chứng giám và phù hộ cho con cháu trong mọi việc làm ăn sinh sống.

Chính vì vậy, nơi thờ tự tổ tiên là không gian thiêng liêng nhất trong nhà, ở đó diễn ra sự thông linh của con cháu ở trần thế với cõi trên của những người khuất mày khuất mặt. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ quan niệm "Vạn vật hữu linh" (animism), đó là niềm tin về sự bất tử của linh hồn: Thác là thể phách, còn là tinh anh. Thể phách hiểu là vía, tinh anh là hồn. Nhưng còn có niềm tin khác vào sự "kính thành" như Kinh Thư viết đại ý: Trời không thân với ai, chỉ thân với người hay kính(). Quỷ thần thường không có chứng giám cho ai, chỉ chứng giám cho kẻ có lòng kính thành. Hiểu nôm na là:"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành"

Xem thêm

Miền Non Cao Xứ Bồ Đào

Miền Non Cao Xứ Bồ Đào Con người sẽ như thế nào khi trên con đường thoát khỏi nỗi đau lớn, hay khi kiếm tìm

EMILY Ở TRANG TRẠI TRĂNG NON (EMILY 1)

EMILY Ở TRANG TRẠI TRĂNG NON (EMILY 1)

  • Tác giả lucy maud montgomery
  • Dịch giả Đang cập nhật
  • Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
  • Kích thước Đang cập nhật
  • Số trang Đang cập nhật
  • Ngày phát hành Đang cập nhật
image

Đừng Đoán Mò Nữa

Trở thành người giải quyết vấn đề “xịn nhất” trong khả năng của bạn! Những cách giải quyết vấn đề kém cỏi khiến cho cá

Ba anh em giải cứu công chúa (hy sinh) 1

Ba anh em giải cứu công chúa (hy sinh)

Câu chuyện về nàng công chúa mắc bệnh rất nặng, nhà vua ráo riết tìm người nào cứu được công chúa sẽ trở thành phò mã và được truyền lại ngai vàng. Trong tình huống nguy cấp đó, người em út đã không ngần ngại tặng lại chiếc quả táo thần của bản thân mà không màng đến danh lợi. Khi giúp đỡ một ai, chúng ta cần phải cố gắng hết sức với tâm lòng chân thành. Đây chính là lý do tại sao nhà vua đã chọn con rể là người em út – người đã cứu công chúa bằng cách hy sinh cả báu vật quý giá nhất của bản thân. 

Nếu giúp đỡ người khác chỉ để đổi lại điều gì đó hoặc chỉ để nhận lại sự công nhận của mọi người thì đó không phải là sự giúp đỡ chân thành. Ngay cả khi bản thân phải hysinh thứ gì đó ta cũng nên hết lòng giúp đỡ mọi người. Sự hy sinh chỉ được thực hiện khi con hào hóng cho đi mọi thứ mà bản thân mình có và khi em làm được như vậy, điều đó càng đáng quý hơn rất nhiều. 

Chờ load dữ liệu