
Ký Mộng (Kỉ niệm 65 năm NXB Kim Đồng)
- ISBN: 978-604-2-27106-6
- Tác giả: Nguyễn Du
- Đối tượng: Tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi)
- Khuôn Khổ: 20,5×28,5 cm
- Số trang: 68
- Định dạng: bìa cứng
- Trọng lượng: 610 gram
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
214.400 ₫
Baruch Spinoza hay Benedict Spinoza (1632-1677) là một triết gia lớn người Hà Lan, tạo nên ảnh hưởng đáng kể cho sự phát triển của triết học phương Tây thế kỷ XVII-XVIII. Spinoza có nhiều đóng góp cho sự phát triển của triết học phương Tây trên các phương diện bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học. Ông viết nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó tiêu biểu nhất là Khảo luận về chính trị - thần học (Latin: Tractatus Theologico-Politicus) và tác phẩm đồ sộ Đạo đức học (Latin: Ethica).
Dưới góc độ của bản thể luận và chịu ảnh hưởng bởi thần học, Spinoza vẫn cho rằng Thiên Chúa chính là bản thể (substance), là tồn tại đích thực của thế giới. Nhưng ông không tán đồng với quan niệm của thần học Ki-tô giáo cho rằng Thiên Chúa là một Đấng Sáng thế có trước và tạo tác nên thế giới từ hư vô.
Ngược lại, ông lý giải rằng Thiên Chúa tự đồng nhất chính mình với Tự nhiên, Thiên Chúa chính là toàn bộ Tự nhiên nói chung. Thiên Chúa là nguyên nhân tự thân, nghĩa là Ngài tự vận động và tự biểu hiện chính mình trong vô hạn các sự vật, hiện tượng thuộc về Tự nhiên. Ý chí thần thánh hay quyền năng của Thiên Chúa không tách biệt với Tự nhiên mà phản ánh trong chính những quy luật tự nhiên mang tính tất yếu và tính phổ biến. Với những quan niệm này, thực tế là Spinoza đã phủ nhận Thiên Chúa với vai trò một Đấng Sáng thế, phủ nhận luôn cả sự tồn tại của cõi siêu nhiên, và ông gián tiếp khẳng định rằng Tự nhiên là cái tự thân tồn tại, vĩnh cửu và vận hành theo những quy luật thuộc về chính nó. Tư tưởng đồng nhất Thiên Chúa với Tự nhiên của Spinoza đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho một khuynh hướng tư tưởng triết học - thần học có tầm ảnh hưởng đáng kể: đó là phiếm thần luận (pantheism).
Trên phương diện nhận thức luận và đạo đức học, Spinoza cũng có những quan điểm đáng chú ý. Đối với nhận thức luận, Spinoza nêu lên rằng “một ý niệm đúng thì phải hài hòa với đối tượng của ý niệm đó”, nghĩa là tri thức đúng đắn thì nó phải đúng với đối tượng, phù hợp với đối tượng [khách quan].
Về đạo đức học, Spinoza chủ trương rằng: cảm xúc và lý trí là cơ sở của hành vi đạo đức, nếu chúng ta sống theo sự hướng dẫn của lý trí, thì chúng ta sẽ có những cảm xúc tích cực, những cảm xúc này sẽ thôi thúc chúng ta làm điều tốt và ủng hộ người khác làm điều tốt.
Có thể nói, Spinoza đã để lại dấu ấn của riêng mình trong dòng chảy tư tưởng của nhân loại. Đặc biệt, phiếm thần luận của Spinoza đã được các nhà tư tưởng thế hệ sau tiếp nhận theo những cách khác nhau và vẫn còn tạo nên nhiều cuộc tranh luận trong lĩnh vực thần học và triết học trên thế giới.
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
Quản trị nhân sự đúng ngay từ đầu Nếu muốn sở hữu một doanh nghiệp bền vững với những nhân viên hạnh phúc, chỉ
Trọn Đời Bên Nhau (Tái bản năm 2020) “Định mệnh bắt đầu từ một cái tát. Lần đầu gặp Cố Bình Sinh trong bệnh viện,
Âm Nhạc 6 (Kết Nối Tri Thức) (2023) Tác giả admin View all posts
Chiếc hộp báu vật Cô bé trong truyện vô cùng yêu thích việc tìm kiếm kho báu cùng ông ngoại. Chiếc hộp kho báu
Những Làn Khói Tỏa Hương Tản văn của Huỳnh Thúy Kiều là những bài viết ngắn gọn, xinh xắn như một bài thơ văn
Hiểu hết về Cà phê Khoa học và nghệ thuật ẩn sau các loại hạ Hiểu hết về cà phê cung cấp hiểu biết
Bài Tập Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 10 – Tập 2 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 dành cho khối lớp 10 chính