
Và Khi Lạc Lối – Tôi Đang Lắng Nghe Chính Tôi
Ta ba mươi cũng hiểu được thế gian, lòng người nóng lạnh. Bộn bề ngoài kia cũng khiến ta mệt mỏi, cuộc vui ngoài kia
211.500 ₫
Đúng với tính chất của một khóa học nhanh hay một “dẫn nhập” (crash course), cuốn sách “Đọc hiểu tác phẩm hội họa” đóng vai trò như một khóa học nhanh chóng, nhưng cũng không kém phần sinh động, cung cấp hiểu biết cơ bản về hội họa phương Tây, trong dung lượng tương đối nhỏ. Độ cô đọng và súc tích cao của văn phong trong cuốn sách giúp độc giả nhanh chóng nắm được những nội dung trọng tâm nhất.
Cuốn sách là nguồn tư liệu cần thiết cho các độc giả mong muốn nắm được ngôn ngữ biểu đạt của những bức tranh, giúp họ có trải nghiệm tốt hơn khi tiếp xúc và tìm hiểu về hội họa. Dựa trên cơ sở cho rằng hội họa có một cách thức giao tiếp riêng biệt với người xem, tác giả phân tích ngữ pháp, từ vựng của những bức tranh, cung cấp cho độc giả bộ công cụ để khi đứng trước một tác phẩm, họ có thể trả lời câu hỏi: Tác phẩm này muốn nói điều gì?
Cuốn sách “Đọc hiểu tác phẩm hội họa” sẽ giúp bạn đạt được điều đó bằng cách:
Tác giả cũng là một người thực hành nghệ thuật nên góc nhìn mang tính thực hành cao, những miêu tả về quá trình người nghệ sĩ vẽ hoặc sáng tạo tác phẩm hội họa khá chân thực.
Những điểm nổi bật của cuốn sách Đọc Hiểu Tác Phẩm Hội Họa
Bố cục các phần
Ý nghĩa của bìa sách Đọc Hiểu Tác Phẩm Hội Họa
Bìa sách phỏng theo bìa sách gốc. Tranh được dùng làm bìa: Trốn khỏi sự phê bình (Escaping Criticism), Pere Borrell del Caso, 1874, sơn dầu trên vải, Bộ sưu tập Ngân hàng Tây Ban Nha (Banco de España).
Họa sĩ đã ứng dụng ảo giác quang học (trompe l’oeil) để tạo nên cảm giác ba chiều cho tác phẩm, khiến người xem tưởng như thực sự có một cậu bé đang bước ra từ khung tranh. Một số
học giả cho rằng bằng ảo ảnh này, người họa sĩ muốn nói đến con đường bứt phá khỏi những quy ước tiêu chuẩn trong hội họa thời đó. Khi lựa chọn bức tranh, có lẽ tác giả cũng đang muốn khích lệ người đọc bứt phá khỏi lối tư duy thông thường để nhìn ngắm và cảm nhận những bức tranh theo cách của riêng mình.
Với văn phong cô đọng và súc tích, “Đọc hiểu tác phẩm hội họa” chắc chắn sẽ là một cuốn sách thú vị đối với những độc giả yêu thích dòng sách nghệ thuật. Sách không chỉ hấp dẫn độc giả đại chúng mong muốn hiểu thêm về nghệ thuật, mà còn là một nguồn tài liệu quý báu cho những người thực hành nghệ thuật hoặc làm trong các lĩnh vực liên quan. Qua việc khám phá sâu sắc về lịch sử hội họa phương Tây, cuốn sách mở ra một thế giới nghệ thuật phong phú và đa dạng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về các phong cách, trường phái và cả về những tác phẩm hội họa kinh điển.
Trích đoạn sách Đọc Hiểu Tác Phẩm Hội Họa
Trang 9: “Gu thẩm mỹ mang tính chủ quan, và sở thích nghệ thuật hoàn toàn là thị hiếu cá nhân. Tuy vậy, trước tiên bạn cần hiểu các tiêu chuẩn để đưa ra đánh giá. Ai cũng có thể nói “Tôi biết tôi thích gì” - nhưng bạn có dám chắc về điều đó không? Và làm thế nào bạn biết được? Điều gì là cơ sở cho đánh giá của bạn? Đó là định kiến hay ký ức, là cảm giác hay sự giáo dục?”
Trang 36: “Oscar Wilde cho rằng mọi bức chân dung đều được vẽ với cảm xúc của họa sĩ, chứ không phải của người mẫu. Người họa sĩ bộc lộ bản thân qua bức tranh màu sắc. Do đó bức chân dung tự họa là sự hội tụ những gì họa sĩ muốn nói về nghệ thuật của họ, một cách thể hiện về mặt vật lý nhằm mục đích hướng tới một đánh giá về phân tâm học. Nó có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc về bản chất của vô thức sáng tạo bên trong họ, những tham vọng cũng như ước muốn của họ. Tuy nhiên, hành động vẽ một bức chân dung tự họa cũng ngầm nói về cái chết, dự cảm về một cuộc sống bên kia nấm mồ và bình luận - đôi khi mỉa mai - về sự tồn tại phù phiếm và ngắn ngủi của con người. Khi vẽ một bức chân dung tự họa, người họa sĩ vừa nắm bắt cuộc sống vừa trì hoãn nó.”
Trang 130: “Mỗi bức tranh đều kể một câu chuyện, mặc dù một câu chuyện hay không phải lúc nào cũng tạo nên một bức tranh đẹp.”
Trang 231: “Frankenthaler nói: ‘Điều khiến tôi bận tâm khi làm việc không phải là liệu bức tranh có phải là tranh phong cảnh, hay tranh đồng quê, hay người ta có nhìn thấy cảnh hoàng hôn trong đó không. Điều khiến tôi lo lắng là - tôi có tạo ra một bức tranh đẹp hay không?’”
Thông tin tác giả Liz Rideal
Ta ba mươi cũng hiểu được thế gian, lòng người nóng lạnh. Bộn bề ngoài kia cũng khiến ta mệt mỏi, cuộc vui ngoài kia
Agatha Christie. Áo quan đóng nắp Sophie Hannah, tác giả được chọn chắp bút bà hoàng trinh thám Agatha Christie, đưa thám tử đại tài
Thong Dong Như Chú Mèo Hong Nắng Bên Hiên Mèo luôn tự do tự tại. Chúng điềm tĩnh, quan sát, khôn ngoan, yểu điệu,
English for Everyone – English Idioms A visual guide to the most common and useful English idioms and expressions. English for Everyone – English Idioms
“Cuốn sách xoay quanh hành trình ròng rã nhiều năm của nhà văn Triệu Du đi tìm kiếm, xác thực lại mức độ tin cậy
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
Với hơn 3 triệu người hâm mộ, TheDadLab đã nhanh chóng trở thành một người bạn “bít tuốt” bằng cách gợi ý một chuỗi giải
“”Những con tàu ma” sẽ là kiểu chơi ấy. Nó không phải là chiến tranh mà là “tranh chiến” trên các con đường vận tải
“Ký Sinh Trùng Trong Lâm Sàng” là tài liệu học thuật toàn diện cho sinh viên kỹ thuật y học, cập nhật từ giáo trình Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2010. Cuốn sách bao gồm ba phần chính, tập trung vào ký sinh trùng, giun sán, đơn bào, vi nấm, sốt rét và tiết túc y học. Nội dung được minh họa bằng hình ảnh màu và kèm theo câu hỏi tự lượng giá, cung cấp kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Đây là nguồn thông tin quý giá cho sinh viên y học, hỗ trợ học tập và nghiên cứu.
Hội trưởng Shirogane Miyuki và hội phó Shinomiya Kaguya gặp nhau tại Hội Học Sinh của học viện Shuchiin, nơi hội tụ của những con