Dự án “Trứng” – Mô hình V – MTC, dạy học dự trên Dự án theo hướng Chú trọng Quá trình.
- Tập 1 : Lớp Bồ Câu 1 ( 18 - 24 tháng )
- Tập 2 : Lớp Bồ Câu 2 ( 25 - 36 tháng )
- Tập 3 : Lớp Trứng Gà 1 ( 3 - 4 tuổi )
- Tập 4 : Lớp Trứng Gà 2 ( 3 - 4 tuổi )
- Tập 5 : Lớp Trứng Vịt ( 4 - 5 tuổi )
- Tập 6 : Lớp Trứng Ngỗng ( 5 - 6 tuổi )
V-MTC = Vân – Mẹ trẻ con = Vietnamese – Mother Of Child (Việt Nam – Mẹ của trẻ con), là phương pháp nuôi dạy những đứa trẻ của những “người mẹ Việt”. V-MTC vẫn đang lớn lên mỗi ngày. Mỗi bước chân trong hành trình là những bài học lớn với dự án.
Giai đoạn 1
Một Dự án thường bắt đầu với việc giáo viên đưa ra quan điểm nghiên cứu dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng, kinh nghiệm của trẻ trước khi sắp xếp các yếu tố để trẻ hiểu sâu hơn. Tuy nhiên, đối với độ tuổi dưới 3 tuổi, vốn từ vựng và kinh nghiệm của trẻ với thế giới xung quanh còn hạn chế nên trẻ rất khó chia sẻ những câu chuyện trẻ đã trải qua trước đó, các con cũng không thể hiện nhiều về kinh nghiệm mà mình đã có liên quan đến một chủ đề cụ thể. Thay vào đó, giáo viên lên kế hoạch cho các hoạt động khơi gợi hứng thú liên quan đến chủ đề đã chọn để trẻ có thể khám phá; tiếp theo, giáo viên dành thời gian để quan sát và lắng nghe những nhận xét, cuộc trò chuyện của trẻ.
Giai đoạn 2
Trong giai đoạn thứ hai của một Dự án, các em bé cố gắng tìm câu trả lời cho các câu hỏi của mình. Trẻ lớn hơn có thể lấy thông tin từ các nguồn chủ yếu và thứ yếu; tuy nhiên, trẻ nhỏ nhận được hầu hết thông tin thông qua khám phá trực tiếp liên quan đến các giác quan. Giáo viên sẽ lập kế hoạch cho những trải nghiệm ban đầu, trong đó, cô giáo sẽ quan sát và ghi lại các hoạt động của trẻ. Dựa trên phân tích về những hoạt động đã quan sát được, các giáo viên sẽ quyết định cung cấp trải nghiệm nào tiếp theo phục vụ cho những khám phá của trẻ. Trên thực tế, những trải nghiệm này sẽ diễn ra rất khác nhau đối với mỗi đứa trẻ, bởi vì ở độ tuổi này, đa phần các em bé vẫn chủ yếu tập trung vào hoạt động cá nhân nhiều hơn hoạt động nhóm mang tính xã hội như ở độ tuổi lớn hơn. Giáo viên có thể quyết định lập kế hoạch trải nghiệm mới hoặc lặp lại trải nghiệm trước đó để giúp trẻ phát hiện thêm những điều mới chưa được khám phá hoặc giúp trẻ ghi nhớ nhiều hơn những biểu tượng mà trẻ cần được cung cấp.
Giai đoạn 3
Trong giai đoạn này của Dự án, các cô giáo xem lại tài liệu ghi chép của mình để đánh giá quá trình tập nghiên cứu Dự án của các con. Đồng thời, sự tiến bộ của mỗi đứa trẻ cần được chia sẻ đến các phụ huynh qua nhiều cách thức khác nhau, để họ có thể hiểu hơn về công việc các con đang làm, từ đó cùng đồng hành với trẻ trong các Dự án tiếp theo mà trẻ nghiên cứu. Các em bé dù còn rất nhỏ cũng luôn háo hức, vui sướng khi được công nhận thành tích nghiên cứu như những anh chị lớn hơn, vì vậy, những sản phẩm được trưng bày trang trọng hay những kết quả nghiên cứu được chia sẻ đến nhiều người trong một buổi tổng kết Dự án hay ở bất kỳ hình thức nào cũng sẽ là những động lực nền tảng cho niềm đam mê khám phá mà chúng tôi đang nuôi dưỡng mỗi ngày trong từng đứa trẻ.
Thông tin tác giả:
Bùi Thị Thu Vân, được biết đến như là “mẹ của vọn trẻ con”. Trải qua 19 năm nghiên cứu về Giáo dục đầu đời. Sáng lập mô hình dạy học V-MTC – Dạy học dựa trên Dự án theo hướng Chú trọng quá trình.
Là một trong những giáo viên mầm non đầu tiên tại Việt Nam được đào tạo chuyên sâu, triển khai và ứng dụng dạy học dựa trên dự án, mô hình giáo dục Montessori, hướng tiếp cận dạy học Reggio Emilia vào chương trình giáo dụ mầm non tại Việt Nam.
Giám đốc đào tạo Vietnamese Training Academy
Xây dựng và cố vấn chuyên môn cho hơn 40 trường mầm non/hệ thống trường mầm non tại Việt Nam.
- Tên Nhà Cung Cấp: Thái Hà
- Tác giả: Bùi Thị Thu Vân
- NXB Công Thương
- Năm XB 2022
- Trọng lượng (gr)550
- Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 13 cm
- Số trang 124
- Hình thức: Bìa Mềm