Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Dư Luận Nữ Quyền Tại Huế Trên Sách Báo Đương Thời (1926 – 1929)

Giá bán:

180.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

Dư Luận Nữ Quyền Tại Huế Trên Sách Báo Đương Thời (1926 - 1929) là một công trình biên khảo, tư liệu được hai nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân và Nguyễn Kim Hiền sưu tầm, khảo cứu và giới thiệu. Cuốn sách thuộc Tủ sách Phụ nữ tùng thư – Tủ sách Giới và Phát triển của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, vốn đã và đang được ghi nhận tích cực từ đông đảo độc giả và giới chuyên môn.

Phong trào phụ nữ ở Việt Nam khởi phát vào những năm đầu thế kỉ XX vốn được ví như một luồng gió mới rung chuyển những tư tưởng cổ hủ, tối thời, kìm kẹp không chỉ người phụ nữ mà còn cả xã hội Việt Nam nói chung. Những tờ báo, tạp chí mới nổi lúc bấy giờ chính là những “vũ khí” mạnh mẽ và trực tiếp nhất của các học giả, nhà tư tưởng ước mong đổi thay cái phận đàn bà nước nhà vẫn lầm lũi trong bóng tối của phong kiến và Nho giáo. Có thể kể đến những cái tên nổi bật với dư luận khi ấy như tạp chí Nam phong những năm 1917-1920 viết về nữ học, mục “Văn đàn bà” của tạp chí Hữu Thanh, mục “Nhời đàn bà” của báo Trung Bắc tân văn hay Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn (1929-1935). Đi kèm đó là những cây bút như Đạm Phương – người khơi lên sớm nhất về “vấn đề phụ nữ”, Phan Bội Châu, Hoành Sơn Đặng Văn Bảy… Phong trào diễn ngôn báo chí tuy thật có sôi nổi, liên tục và kéo dài nhiều năm nhưng vẫn phần nhiều được ghi nhận ở Hà Nội và Sài Gòn. Bởi lẽ đó, rất cần có một cái nhìn toàn cảnh hơn tới những dữ liệu và hoạt động báo chí nữ quyền sôi nổi ở Trung Kỳ đầu thế kỷ, đặc biệt ở Huế, để thấy đây là một bộ phận ngôn luận cũng mạnh mẽ và đanh thép không kém hai kỳ còn lại.

Cuốn sách gồm 04 phần chính. Phần I/ Các tài liệu về nữ học, nữ công tại Huế (1926) giới thiệu một số bài diễn thuyết, diễn văn của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và Đạm Phương Nữ Sử tại một số trường nữ thục hay vận động các chị em tham gia nhiệt tình hơn vào các chi nhánh Nữ công học hội, tuyên ngôn rõ ràng về mục đích, tôn chỉ và phương hướng hoạt động của Hội, xem đây như một lí tưởng mới để chị em ở dải Trung Kỳ tự tin mà noi theo, làm theo. Phần II tuyển tập các bài báo và tin trên báo “Tiếng dân” giai đoạn 1927-1929. Những cây bút xuất hiện thường xuyên và nổi bật có thể kể đến như Huỳnh Thị Bảo Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Trác, Dã Lan nữ sĩ, Hoàng Thị Xuân, Tuyết Như… Nội dung các báo đề cập đa dạng các khía cạnh nữ quyền luận từ thuở sơ khai đến khi cách mạng tư tưởng và tận cùng hơn là cách mạng bạo lực ở nhiều quốc gia đã khai phá đến. Những bài báo không chỉ gói gọn việc cập nhật cho chị em trong nước thời thế của phụ nữ đang biến động từng giây, từng phút ngoài kia mà còn đánh thẳng vào việc chị em cần thay đổi bản thân, từ ngoại hình đến tư tưởng, nếp nghĩ về phận đàn bà để giải phóng mình, để sống mà nhận thức tối đa nhất cái năng lực vẫn còn bị nam giới và xã hội hủ bại kìm hãm. Phần III và Phần IV tập trung giới thiệu hai cuốn sách “Phụ nữ vận động” và phụ lục sách “Xã hội” – “Phụ nữ và xã hội” trong Quan hải tùng thư, lược lại những dấu mốc chính trong phong trào nữ quyền ở các các nước phương Đông và phương Tây, để thấy phụ nữ các nước đã đạp bỏ những rào cản trong tinh thần và thậm chí đi đến bạo lực cách mạng để đòi quyền ngang hàng nam giới.

Đọc và quan sát hoạt động báo chí nữ quyền tại Huế giai đoạn 1926-1929 này, có thể thấy ngoài những giảng giải dễ hiểu về các quyền của đàn bà mà các cây bút vốn chuyển sang giọng tâm sự, tâm tình, gần gũi và áp vào đời sống vẫn quanh quẩn khuê phòng, nội gia, ta còn thấy được chút hóm hỉnh, thi vị của những tranh luận qua lại số báo này nối tiếp số báo khác; coi thể các bậc nữ nhi đâu ngại gì không ngả vào các quyền của giới quần thoa mà trào phúng, mà chọc ghẹo, mà hãnh diện tranh luận hết mực với giới còn lại. Tất cả đã tạo nên toàn cảnh giai đoạn đòi bình quyền đầy màu sắc Việt nữ đầu thế kỉ XX.

Xem thêm

Bình Yên Nước Mỹ

Bình Yên Nước Mỹ kể về Seymour “Swede” Levov – Người Thụy Điển, một công dân người Mỹ gốc Do Thái. Từ thời trung học,

Cuộc Sống Bao Điều Hay 5

Bước qua lứa tuổi “thần tiên”, các em thiếu niên sẽ chính thức chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn mà cuộc sống

Nghiên Cứu Về Bộ Máy Quản Lý

Nghiên Cứu Về Bộ Máy Quản Lý

  Nghiên Cứu Về Bộ Máy Quản Lý Thomas Woodrow Wilson (1856-1924) Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Là một người mộ đạo Giáo hội Trưởng

Biên Tập Lại Chính Mình

“Khi bạn chán đời, hãy đứng dậy và làm cái gì đóếu bạn ra ngoài làm một số điều tốt đẹp bạn sẽ lấp đầy

Chờ load dữ liệu