
Viên cảnh sát thứ ba
Viên cảnh sát thứ ba “Một tác phẩm thuộc thể loại ly kỳ, một áng văn trào phúng hài hước về lực lượng cảnh
Được Học
Bạn đọc sẽ biết ngay từ đầu rằng Tara Westover đang kể một câu chuyện có thực, hơn hết lại là câu chuyện cuộc đời cô, nhưng dù ít hay nhiều chúng ta vẫn cảm thấy sao mà nó “như tiểu thuyết”!
Cô bé Tara sống trên núi, đã vậy còn chưa bao giờ được đi học bởi vì bố của Tara – một người quyết liệt bài bác trường công cũng như bất cứ khía cạnh văn minh nào “phản tự nhiên”, phản lại ý Chúa – muốn như thế. Thậm chí cô bé này không có cả giấy khai sinh, nghĩa là trong hệ thống xã hội cô không tồn tại. Tara tồn tại theo “luật” của bố: cô được định nghĩa qua những công việc nhằm sửa soạn cho ngày Tận thế, những lao động khổ ải ở bãi phế liệu, và trên hết là nề nếp khắc kỷ tuyệt đối thể hiện lòng sùng kính Chúa.
Cô gái ấy lớn lên hầu như chỉ trong cảm giác vi phạm và tội lỗi – đi học là tội lỗi, rung động với bạn khác giới là tội lỗi, mặc váy và áo thun ôm sát là tay sai của quỷ Sa-tăng. Bố Tara đã nuôi dạy cô (cũng như các anh chị em khác) ở một “thành trì” kiên cố đến mức cô hầu như không thể quen với những lời khen, với tình cảm ân cần, ưu ái. Tara Westover không hề hư cấu chuỗi kịch tính trong đời mình (đọc tự truyện, chúng ta sẽ thấy tác giả luôn lo ngại việc kể sai, kể sót): từ chuỗi vận nạn của chính cô đến những tai nạn lần lượt xảy ra với các thành viên gia đình, mà hầu như tất cả đều bắt nguồn nơi tính cách, lối sống kì dị của ông bố. Song càng lật mở những trang sách thì tim chúng ta càng thắt lại với câu hỏi: Sao kia, chuyện này làcó thật?
Tara Westover đã vượt qua cái có thật ấy, dĩ nhiên chẳng hề theo cách thẳng băng, dễ dàng, để được đi học; và mãi về sau, khi trở thành Tiến sỹ tại Đại học Cambridge lừng danh, cô đã buộc phải chấp nhận tình cảnh đứt lìa mối quan hệ với hầu hết người ruột thịt.
Được học, được giáo dục là niềm vui, niềm hạnh phúc, với một số người đó còn là cứu rỗi. Như Tara. Dẫu giá phải trả cực kỳ đắt đỏ, dai dẳng, thấu xương. Nhưng cô đã chọn để được tự do, để trở nên tốt đẹp hơn, dù bao đơn độc.
Viên cảnh sát thứ ba “Một tác phẩm thuộc thể loại ly kỳ, một áng văn trào phúng hài hước về lực lượng cảnh
Lược Sử Thế Giới Bằng Tranh – Tập 6 – Đế Quốc Mông Cổ Sống động, lôi cuốn tới từng chi tiết, Lược Sử Thế
Tư Duy Lại Chiến Lược – Rethinking Strategy Bí quyết làm chủ sự thay đổi và đưa ra quyết định tối ưu Làm thế nào
Tại sao giáo dục đã là quốc sách lại cộng thêm truyền thống ham học của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm mà
Nhờ biết rõ cách để người khác có trách nhiệm mà một nhãn hiệu kính mắt nổi tiếng quốc gia đã tăng doanh thu từ 147% lên 314% trong vòng một năm; một nhà máy sản xuất thiết bị thể dục tăng doanh thu và lợi nhuận lên 13% và 66% trong vòng hai tháng; hoặc một nhà máy sản xuất đồ dùng cho thú cưng giảm được 75% tai nạn và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường. Những người có trách nhiệm sẽ tạo nên thành quả. Văn hóa trách nhiệm sản sinh ra thành quả. Hướng tiếp cận tích cực, đúng nguyên tắc trong việc khiến người khác có trách nhiệm đảm bảo sẽ mang đến trái ngọt.
Toán 4 – Tập 1 (Kết Nối) (Dành Cho Buổi Học Thứ Hai) Sách Toán 4 (Dành cho buổi học thứ hai) được biên soạn
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
Đối với Rani Puranik, mỗi giai đoạn 7 năm của cuộc đời bà được đánh dấu bằng những trải nghiệm, nhận thức và bài học
Ikigai Danh Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên – Hành Trình Tìm Kiếm Một Cuộc Đời Đáng Giá Xuyên suốt cuốn sách là những trích dẫn
Một cậu nhóc từng nói với tôi: “Tiền không mua được tất cả.” “Ôi, nhóc. Ta đã trải qua cảnh bần cùng. Để ta nói
Trong giai đoạn từ 0 – 4 tuổi, não trẻ đang ở thời kỳ phát triển rất nhanh. Đây là thời điểm tốt nhất để