
Matasaburo – Từ Phương Của Gió
Matasaburo – Từ Phương Của Gió Kỳ nghỉ hè kết thúc, lớp học nơi làng nhỏ bỗng xôn xao bởi sự xuất hiện của một
315.000 ₫
Robinson Crusoe (1719) của Daniel Defoe là một tiểu thuyết kinh điển, có sức ảnh hưởng cực lớn trên thế giới. Nó đã khai sáng dòng văn học gọi là Robinsonade, hay “lạc vào hoang đảo”. Nhưng trong dòng Robinsonade, còn một tác phẩm khác cũng trường tồn với thời gian, được yêu thích qua nhiều thế hệ, đó là Gia đình Robinson Thụy Sỹ. Truyện kể về một gia đình Thụy Sỹ, gồm hai vợ chồng và bốn con trai, bị đắm tàu, trôi dạt như Robinson, phải đấu tranh để sinh tồn.
Đây là cuốn tiểu thuyết vô cùng bổ ích đối với thế hệ trẻ. Nó dạy chúng ta nhiều kỹ năng sống cần thiết; tôn vinh những giá trị gia đình; nêu bật tinh thần vui vẻ, lạc quan trước mọi nghịch cảnh; và đề cao lối sống năng động, tích cực, gần gũi với thiên nhiên (điều cuối cùng đặc biệt quan trọng trong thời hiện đại, khi máy tính và game online đang lên ngôi). Nó cũng nhắc nhở chúng ta một điều mà Phật và Chúa đã dạy từ hàng ngàn năm trước: Không cần tiền bạc, không cần quá nhiều phương tiện vật chất, con người vẫn có thể đạt đến hạnh phúc viên mãn, miễn là biết đủ, và biết yêu thương.
Gia đình Robinson Thụy Sỹ là một trong những tác phẩm có nhiều dị bản nhất trên thế giới, với lịch sử sáng tác hết sức phức tạp. Với bản dịch mới này, dịch giả Nguyễn Minh chuyển ngữ từ cuốn The Swiss Family Robinson, or Adventures in a Desert Island. A New Edition, Complete in One Volume, Entirely Revised and Corrected (Gia đình Robinson Thụy Sỹ, hay là những cuộc phiêu lưu trên đảo vắng. Ấn bản mới, in trọn bộ một cuốn, đã nhuận sắc và chỉnh sửa toàn diện), do George Routledge ấn hành vào năm 1851, không đề tên người nhuận sắc. Bản 1851 li kì, tập trung nhiều ở các tình tiết phiêu lưu, không quá sa đà vào việc miêu tả thực vật, động vật.
Ấn bản này bổ sung minh họa từ cuốn Le Robinson Suisse ou Histoire d’une famille Suisse naufragée, do Théodore Lefèvre phát hành năm 1877. Sách bìa cứng, bìa bọc bằng vải. Bụng sách được nhũ vàng.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ: Johann David Wyss sinh năm 1743 tại Thụy Sĩ. Ông là một mục sư nhưng đã trở thành tác giả nổi tiếng thế giới nhờ tiểu thuyết Gia đình Robinson Thụy Sỹ (The Swiss Family Robinson).
Mong muốn truyền dạy cho các con những bài học về các giá trị đạo đức và cách tồn tại trong thế giới tự nhiên sao cho thật cuốn hút, Wyss đã nảy ý định kể ra một câu chuyện dựa trên cuốn Robinson Crusoe. Vì thế, năm 1812, Gia đình Robinson Thụy Sỹ được ra mắt và kể từ đó, tác phẩm này trở thành một trong những tác phẩm phổ biến nhất thế giới, nhiều lần được đưa lên màn ảnh và dựng thành phim truyền hình. Hai người con của ông là Johan Rudolf Wyss và Johan Emmanuel Wyss đã biên tập và minh họa cho tác phẩm này.
Johann David Wyss qua đời ngày 11 tháng 1 năm 1818.
Matasaburo – Từ Phương Của Gió Kỳ nghỉ hè kết thúc, lớp học nơi làng nhỏ bỗng xôn xao bởi sự xuất hiện của một
Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 (Cánh Diều) (2023) Bộ sách Cánh Diều là bộ sách thứ nhất (đầu tiên) góp phần thực hiện
Mã Kim Đồng: 5192413590007ISBN: 978-604-2-14979-2Tác giả: Yohko TomiyasuYoshika KomatsuĐối tượng: Thiếu niên (11 – 15)Khuôn Khổ: 14.5×20.5 cmSố trang: 140Định dạng: bìa mềmTrọng lượng: 230 gramBộ sách: Phòng khám cho maNgày phát hành: 12/12/2019
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
Try! Thi Năng Lực Nhật Ngữ N2 – Phát Triển Các Kỹ Năng Tiếng Nhật Từ Ngữ Pháp (Phiên Bản Tiếng Việt) Bộ giáo trình
Vun đắp tâm hồn – Bánh mì gối xinh Lát bánh mì nhỏ mơ ước trở thành một chiếc gối xinh êm ái cho
Mã Kim Đồng: 6212206000033ISBN: 978-604-2-20872-7Tác giả: Yoshito UsuiĐối tượng: Nhi đồng (6 – 11)Khuôn Khổ: 14.5×20.5 cmSố trang: 128Định dạng: bìa mềmTrọng lượng: 135 gramBộ sách: Shin – Cậu bé bút chìNgày phát hành: 02/05/2021
Bé Làm Quen Với Toán – Dành Cho Trẻ 5 Tuổi (Tái Bản 2024) Việc làm quen số đếm, phép tính giúp bé tiếp cận
Bộ sách 10 cuốn gồm những câu chuyện thú vị, sinh động, dễ đọc dễ hiểu trong đời sống, mang đến cho trẻ cách nhìn
Sẽ như thế nào nếu loài người không phải là giống loài duy nhất phát triển trí thông minh và có thể dùng ngôn ngữ