QUẢ GÌ ĐÂY
- Tác giả yusuke yonezu
- Dịch giả xuân nhật
- Nhà xuất bản Thông Tấn
- Kích thước 16.8×16.8cm
- Số trang 14
- Ngày phát hành Đang cập nhật
259.000 ₫
Cũng như các tôn giáo khác, Công giáo từ khi du nhập vào Việt Nam (thế kỷ XVII) đến nay luôn đồng hành cùng dân tộc và có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người dân trong quá trình truyền giáo. Công giáo với nền văn hóa ngoại lại, từng bước hội nhập vào trong nền văn hóa dân tộc tạo nên sự phong phú và đa dạng cho văn hóa Việt Nam. Sự hội nhập văn hóa đó thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, ngôn ngữ, lễ hội,…
Với cách tiếp cận mới – Tôn giáo học kết hợp với Sử học, Văn bản học, tác giả đã trình bày về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm cũng như những nội dung cơ bản của Hương Ước – Làng Công Giáo Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Lịch Sử Và Hiện Tại qua 4 chương sách cụ thể như sau:
• Chương 1: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu.
• Chương 2: Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng.
• Chương 3: Những nội dung cơ bản của hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng.
• Chương 4: Hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng trong đời sống văn hóa – xã hội hiện nay.
Từ việc sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, tác giả đã chỉ ra nét đặc trưng của làng và hương ước làng Công giáo thể hiện qua những quy định khá chi tiết về các vấn đề như: Tế tự, (thực chất là các Thánh lễ) tục lệ, phong hóa, ruộng công và tổ chức thiết chế chính trị – tôn giáo, Hôn nhân, (nhất phu, nhất phụ). Điều đó thể hiện sự hội nhập văn hóa làng xã của Công giáo, sự hòa nhập giữa lối sống của người Việt và lối sống của người Công giáo, giữa truyền thống và hiện đại trong làng quê Việt Nam,
Từ việc so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong một số nội dung cơ bản giữa hương ước làng Công giáo nói chung với làng Việt, giữa làng Công giáo toàn tòng và làng Lương – Giáo qua từng giai đoạn khác nhau, cho thấy tính kế thừa cũng như phát huy những giá trị nhân văn của hương ước trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân giai đoạn hiện nay. Qua những nét khác biệt trong nội dung hương ước làng Công giáo toàn tòng và làng Lương – Giảo sẽ thấy rõ vai trò của các tổ chức thiết chế chính trị – tôn giáo trong làng Công giáo nói chung là khác nhau thể hiện qua các mối quan hệ, qua cách ứng xử của từng cá nhân, tập thể trong làng, điều đó cho thấy tính mềm dẻo, linh hoạt của người Công giáo trong vấn đề hội nhập văn hóa hết sức khéo léo và tinh tế.
Cuốn sách này như là một trong những đóng góp nhỏ vào khối Di sản văn hóa Công giáo ở Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm khối tư liệu về làng xã Việt Nam và cũng là nguồn giá trị có ý nghĩa, có sức sống dẻo dai trong nền văn hóa của Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách Hương tước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng: Lịch sử và hiện tại.