Khoái khẩu và Khát vọng - Hay là câu chuyện đồ ăn thức uống trong trường thiên thế kỷ 19 ở Việt Nam
Nền ẩm thực Việt Nam có một lịch sử lâu đời, mang đặc trưng của vùng đất nhiệt đới phía Nam bán cầu. Nghiên cứu về ẩm thực Việt, đã có nhiều sách viết. Và mới đây, ấn phẩm Khoái khẩu và Khát vọng (hay là câu chuyện đồ ăn thức uống trong trường thiên thế kỷ 19 ở Việt Nam) của TS Erica J. Peters vừa được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành, đưa đến những góc nhìn mới về ẩm thực Việt.
Điều gì xảy ra khi người Pháp và Việt Nam bắt gặp nền ẩm thực của nhau? Xuyên qua nền móng mới bằng việc khảo sát lịch sử cách ẩm thực thời thuộc địa, Peters thách thức câu cách ngôn cũ kỹ: ta là những gì ta ăn, để thay vào đó là đề xuất: ta ăn những gì ta muốn là.
Quyển sách này khám phá cách người Việt đã dùng đồ ăn và rượu để thiết lập quyền lực và vị thế xã hội trong trường thiên thế kỷ 19 - từ năm 1802 đến những năm thập niên 1920.
Phần lớn cuốn sách này dành để kể câu chuyện về những con người bình thường (dân làng, những phụ nữ chạy chợ, người vùng cao, người lính, thợ thủ công, nhưng bên cạnh đó cũng có cả quan lại, doanh chủ, và những người của đông quyền trọng khác), chỉ ra họ đã dùng các thực hành liên quan đến thực phẩm hòng cải thiện chỗ đứng của mình trong xã hội thế nào.
Quyển sách này cũng được xây dựng dựa trên những thần thoại tưởng tượng mà giới trí thức Việt Nam đặt ra đầu tiên vào những năm thập niên 1920.
Quyển sách này cũng trình bày một sự đoạn tuyệt với sự phân kỳ mà những trí thức hồi những năm thập niên 1920, 1930 và nhiều học giả thế kỷ 20 về chủ nghĩa thực dân giả định.