Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

LeDu – Giáo Trình Môn Đọc Hiểu Tiếng Trung – Tập 3

Giá bán:

135.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

LeDu - Giáo Trình Môn Đọc Hiểu Tiếng Trung - Tập 3

“Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung” là bộ giáo trình huấn luyện kỹ năng Đọc hiểu được biên soạn cho người học tiếng Trung, được chia thành 06 quyển theo cấp độ khó. Mỗi quyển có trọng tâm riêng ở các mặt như lựa chọn chủ đề tài liệu đọc, thiết lập mục tiêu học tập, v.v. Quyển này là quyển 4, phù hợp với người học đã nắm vững căn bản từ vựng HSK 1-4. Quyển giáo trình này chủ yếu giúp cho người có trình độ tiếng Trung gần trung cấp tích lũy được vốn từ vựng có liên quan đến các chủ đề trọng tâm, tăng cường ngữ cảm; nắm vững cách thức và kỹ năng đọc thực tế, nâng cao độ chính xác và tốc độ đọc hiểu, dần dần hình thành thói quen đọc lành mạnh và hiệu quả; làm phong phú tri thức nền về văn hóa, xã hội của các chủ đề có liên quan, bồi dưỡng hứng thú đọc, trải nghiệm niềm vui từ việc đọc.

I. Sơ lược nội dung

Giáo trình này có tổng cộng 12 bài, thể loại tài liệu đọc được chọn chủ yếu là văn trần thuật, bản tin, văn thuyết minh giới thiệu và văn ứng dụng, nội dung bao gồm nhiều phương diện như ăn – mặc – ở – đi lại, câu chuyện danh nhân, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường, văn hóa lịch sử, v.v. Tài liệu được chọn tự nhiên, chân thật, giàu tính thực tế và và tính thú vị, nhằm thể hiện được quan niệm biên soạn của bộ giáo trình “Le Du”. Về mặt thiết lập độ khó của tài liệu đọc, bài khóa trong quyển giáo trình này trải đều từ vựng HSK cấp 1-4, từ mới chủ yếu là từ vựng HSK cấp 4, cũng có một số ít từ vựng thuộc HSK cấp 4 trở lên và nằm ngoài đại cương có liên quan đến chủ đề.

Giáo trình này kết hợp việc học tập tri thức ngôn ngữ, huấn luyện kỹ năng đọc và thực tiễn đọc hiểu lại với nhau, chú trọng tính khoa học, tính hệ thống trong việc thiết kế nội dung giảng dạy. Thể lệ cụ thể được sắp xếp như sau:

Phần 1: Ngân hàng tri thức. Bao gồm việc giảng giải và luyện tập về các chữ thường dùng, từ ngữ văn viết thường dùng và mẫu câu thường dùng, mục đích nhằm bồi dưỡng phương pháp học chữ Hán, từ ngữ văn viết và mẫu câu cho người học tiếng Trung trình độ gần trung cấp một cách có ý thức, làm phong phú vốn kiến thức của họ.

Phần 2: Huấn luyện kỹ xảo. Mỗi bài tập trung giảng giải và huấn luyện một loại kỹ xảo đọc về mặt lý giải nghĩa từ hoặc nghĩa câu, hướng dẫn người học phương pháp lý giải và vận dụng một số kỹ xảo đọc cơ bản nhất, như: vận dụng tri thức chữ Hán để suy đoán nghĩa chữ, thông qua nghĩa của ngữ tố và kết cấu bên trong từ ngữ để suy đoán nghĩa từ, thông qua sự phối hợp từ ngữ, từ trái nghĩa hoặc từ gần nghĩa cùng xuất hiện, ý nghĩa sắc thái của từ ngữ,… để nắm vững chính xác nghĩa từ, lợi dụng phương pháp rút gọn, từ nối, các dấu hiệu hình thức,… để lý giải chính xác nghĩa câu, v.v.

Phần 3: Thực tiễn đọc hiểu. Bao gồm ba phần lớn là đọc chuyên sâu, đọc mở rộng và đọc thực tế. Phần “Đọc chuyên sâu” và “Đọc mở rộng” bao gồm các nội dung như: học tập các từ vựng trọng tâm và từ vựng mở rộng thuộc các chủ đề thường gặp, bài tập khởi động, bài tập lý giải nội dung bài khóa, lý giải nghĩa câu và lý giải nghĩa từ, v.v., đồng thời trên cơ sở này hướng dẫn người học nắm được ý chính của bài khóa, vận dụng từ vựng trọng tâm thuộc chủ đề bài khóa để trình bày quan điểm, giới thiệu nội dung có liên quan một cách ngắn gọn. Phần “Đọc thực tế” bao gồm hai loại: Loại thứ nhất – “Đọc văn thuyết minh”, giúp người học tích lũy thường thức về lịch sử, văn hóa cần có đồng thời được tiếp xúc rộng rãi trong học tập và sinh hoạt thường ngày; loại thứ hai – “Tra tìm thông tin”, như tra tìm các thông tin du lịch, bảng giờ tàu xe, bảng các triều đại lịch sử, v.v., việc thiết kế nhiệm vụ nhấn mạnh tính ứng dụng, mục đích nhằm giúp người học giải quyết các vấn đề thường gặp trong học tập và sinh hoạt thường ngày.

Phần 4: Hán ngữ thú vị. Bao gồm những tri thức thú vị, thục ngữ, ngữ lưu hành trên mạng, v.v., nhằm điều tiết cường độ và tiết tấu đọc, kết hợp giải trí với học tập.

II. Kiến nghị sử dụng giáo trình
Việc sử dụng giáo trình nên tuân theo các nguyên tắc “giảng kỹ đọc nhiều”, “học đi đôi với hành”, “vui vẻ mà đọc”. Về mặt giảng dạy nội dung đọc, cần khiến cho người học thông qua việc học bài này nắm được từ vựng cơ bản trọng tâm nhất theo chủ đề của bài, nắm chính xác nghĩa chữ, nghĩa từ, cách dùng mở rộng thường dùng và mẫu câu thường dùng có liên quan. Về mặt kỹ xảo đọc, bước đầu bồi dưỡng người học khả năng căn cứ vào sự khác nhau của mục đích và thể loại đọc để lựa chọn phương pháp đọc tương ứng, thông qua việc huấn luyện một số lượng lớn kỹ xảo mang tính chủ đích và huấn luyện vận dụng tổng hợp, giúp người học tiếng Trung trình độ gần trung cấp dần dần khắc phục được tâm trạng ngại khó khi đọc chữ Hán, huấn luyện người học khả năng nhanh chóng nắm bắt được thông tin có ích trong “biển chữ” mênh mông. Phần “Đọc thực tế”, đề nghị thầy cô đưa ra ví dụ mẫu, bố trí nhiệm vụ thực tiễn đọc hiểu sau giờ học, mở rộng việc đọc ra môi trường xã hội chân thật một cách hữu hiệu.

Giáo trình này về cơ bản được biên soạn theo trình tự giảng dạy ở các lớp dạy đọc thông thường, thầy cô có thể dựa theo các bước mà giáo trình kiến nghị để sắp xếp nội dung giảng dạy, cũng có thể tùy theo đặc điểm của người học và thực tế giảng dạy để lựa chọn nội dung giáo trình. Việc phân phối các tiết học đề nghị như sau: 4-5 tiết hoàn thành một bài, tiết 1 hoàn thành phần “Ngân hàng tri thức”, “Huấn luyện kỹ xảo” và học từ mới ở phần “Đọc chuyên sâu”, tiết 2-3 hoàn thành bài tập khởi động và bài khóa phần “Đọc chuyên sâu”, tiết 4 hoàn thành phần “Đọc mở rộng”, tiết 5 hoàn thành phần “Đọc thực tế”. Yêu cầu người học chỉ chuẩn bị bài phần “Ngân hàng tri thức” và học từ mới phần “Đọc chuyên sâu” trước khi học, không đọc trước bài khóa; yêu cầu người học nghiêm túc ôn tập sau giờ học, sắp xếp và phân loại các tri thức như từ ngữ, mẫu câu, kỹ xảo đọc,… đã được học, đồng thời dự trữ vào trong “ngân hàng tri thức” của chính mình.
Những kiến nghị trên chỉ đưa ra để tham khảo, thầy cô có thể dựa theo các tình huống cụ thể như trình độ tiếng Trung của người học, việc sắp xếp chương trình học,… để điều chỉnh một cách linh hoạt việc sắp xếp, thiết kế trong giáo trình. Ở đây, chúng tôi xin chân thành đón nhận sự phê bình, góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp và người học tiếng Trung đối với quyển giáo trình này.

Xem thêm

Thế giới của Peppa – Chiếc ghế cũ của bố (2023)

Mã Kim Đồng:
6232416150004
  • ISBN: 978-604-2-32831-9 
  • Tác giả: Nhiều tác giả
  • Đối tượng: Nhà trẻ – mẫu giáo (0 – 6)
  • Khuôn Khổ: 20.5×20.5 cm
  • Số trang: 24
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 85 gram
  • Bộ sách: Thế giới của Peppa

Sự Quyến Rũ Của Chữ

Sự Quyến Rũ Của Chữ Có thể xem như đây là một tập điểm sách của nhà văn Mai Sơn, hoặc có thể xem như

Bi thương hơn dấu chấm

Bi thương hơn dấu chấm

  Bi thương hơn dấu chấm “Có những nỗi buồn kiếp này sẽ nhanh chóng quên lãng, kiếp sau mới hiểu.” Bi thương hơn dấu

Shin – Cậu bé bút chì – Tập 27 (2023)

Mã Kim Đồng:
6232206000027
  • ISBN: 978-604-2-31376-6 
  • Tác giả: Yoshito Usui
  • Đối tượng: Nhi đồng (6 – 11)
  • Khuôn Khổ: 14.5×20.5 cm
  • Số trang: 128
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 135 gram
  • Bộ sách: Shin – Cậu bé bút chì

Vương quốc trời xanh Ariadne – Tập 6

Mã Kim Đồng:
5232217030006
  • ISBN: 978-604-2-33166-1
  • Tác giả: Norihiro Yagi
  • Đối tượng: Tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi)
  • Khuôn Khổ: 11,3×17,6 cm
  • Số trang: 184
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 130 gram
  • Bộ sách: Vương quốc trời xanh Ariadne
image

Dek Biết Gì Cũng Tiến

Dek Biết Gì Cũng Tiến Giấc mơ làm phần mềm của FPT bắt đầu từ 13/9/1988. Mềm ta luôn phải siêu Còn cứng luôn phải

Chờ load dữ liệu