
12 Lí Do Vì Sao Sách Thú Vị Hơn Điện Thoại
12 Lí Do Vì Sao Sách Thú Vị Hơn Điện Thoại Em mải mê lướt điện thoại cả ngày? Mắt em luôn dán chặt
193.500 ₫
Từ lâu, vùng đất Nam Bộ đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước vì sự phong phú về lịch sử và văn hóa cũng như sự phức tạp với nhiều biến động và xáo trộn trong quá trình hình thành và phát triển. Vùng đất trù phú này cũng thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế. Từ hàng ngàn năm trước, một số thư tịch cổ Trung Hoa như Lương thư, Tùy thư, Đường thư, Tân Đường thư... đã có những ghi chép về vùng đất này, dù còn rất sơ sài. Một số sứ thần Trung Hoa du hành phương Nam đã ghi lại khá tỉ mỉ cảnh vật, con người và một số hoạt động văn hóa ở vùng đất Nam bộ lúc ấy và các vùng lân cận mà đáng kể nhất là cuốn "Chân Lạp phong thổ ký" của Châu Đạt Quan.
Từ khi các nhà nghiên cứu phương Tây có điều kiện tìm hiểu về các nước Đông Nam Á, không ít người đã đi sâu nghiên cứu về lịch sử, đất nước, con người và văn hóa vùng đất Nam bộ của Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu ấy được thể hiện trong các tác phẩm của H. Aurillac (cuốn Cochinchine), A. M. Savani (cuốn Visage et images du Sud Vietnam), P. Pelliot (cuốn Le Fou-nan, trong BEFEO, III), G. Maspero (cuốn L’Empire Khmer, Histoire et Documents), G. Coedès (cuốn Histoire ancienne des États Hindousés d’Extrême - Orient), L. Malleret (cuốn L’Archéologie du Delta du Mékong)...
Ở Việt Nam, nhiều tác phẩm viết về vùng đất Nam bộ hoặc có đề cập đến vùng đất Nam bộ cũng đã được biên soạn và xuất bản, như "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức và tiếp đó là các tác phẩm của Phan Khoang, Lê Hương, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Đình Đầu, Phan Huy Lê, Huỳnh Minh, Nguyễn Phan Quang, Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Đại Trường, Lương Ninh, Huỳnh Lứa, Mạc Đường, Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải, Phạm Quang Sơn, Phan An, Phan Xuân Biên, Lê Trung Khá, Phan Thị Yến Tuyết, Nguyễn Thị Hậu, Bùi Chí Hoàng...
Tuy vậy, những hiểu biết của chúng ta đối với vùng đất Nam bộ trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... chưa thật đầy đủ và toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là do các tài liệu lịch sử về vùng đất Nam bộ còn nhiều hạn chế. Tháng 12 năm 2014, công trình Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Từ khởi thủy đến năm 1945) của nhóm tác giả Trần Đức Cường (chủ biên), Võ Sĩ Khải, Nguyễn Đức Nhuệ, Lê Trung Dũng ra đời để lấp phần nào vào những khoảng trống đó. Tháng 9 năm 2015, công trình được Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu thuộc Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Giải thưởng Trần Văn Giàu về chuyên ngành Lịch sử.
Nội dung công trình được chia thành ba phần:
- Phần thứ nhất: Vùng đất Nam bộ từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XVII- Phần thứ hai: Vùng đất Nam bộ thời kỳ từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1858- Phần thứ ba: Vùng đất Nam bộ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1958 - 1945).
Bằng các cứ liệu lịch sử, các tác giả cố gắng trình bày về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền, xây dựng và phát triển cũng như quá trình bảo vệ vùng đất Nam bộ của các thế hệ người Việt Nam…
Ở lần tái bản này, các tác giả đã tích cực chỉnh sửa một số sai sót trong việc sử dụng các địa danh cổ và sự bất hợp lý trong cách trình bày một số chi tiết để công trình mạch lạc hơn.
Nhận định
“Đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam bộ từ khởi thủy đến năm 1945, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Các tác giả là những người nghiên cứu, giảng dạy sử học, đã dành nhiều tâm huyết tập trung nghiên cứu những tài liệu trong và ngoài nước có thể tập hợp, tiếp cận được cho đến thời điểm hiện tại. Giáo sư Trần Văn Giàu lúc sinh thời luôn tâm đắc và mong mỏi có người kế tục sự nghiệp của ông trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và vùng đất mới Nam bộ, song hơn 10 năm qua vẫn chưa có tác phẩm nào xứng tầm, đoạt giải. Đến năm nay (2015) mới có tác phẩm nói trên lấp khoảng trống này. Vì thế công trình này có vị trí khá đặc biệt.”
(Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu)
12 Lí Do Vì Sao Sách Thú Vị Hơn Điện Thoại Em mải mê lướt điện thoại cả ngày? Mắt em luôn dán chặt
Bộ sách Storytime – Truyện hay rèn luyện kĩ năng dành cho các em nhỏ từ 3 – 7 tuổi, tập hợp những câu chuyện
Theo đa số các nghiên cứu khoa học, dạy ngoại ngữ cho trẻ em từ khi còn nhỏ tuổi mang đến rất nhiều lợi ích:
Một chú Ếch xanh sinh sống trong chiếc hộp thư màu đỏ trên cây Vả trong vườn nhà cậu bé nọ. Hàng ngày chú Ếch
Nhắc Nhở Ân Cần – Nâng Niu Từng Khoảnh Khắc Trong Cuộc Sống “Tôi cần bạn hiểu rằng: Sẽ không sao cả khi bạn có
Mã Kim Đồng: 6202403180001ISBN: 978-604-2-19065-7Tác giả: Peter HoleinonePiero CattaneoĐối tượng: Nhi đồng (6 – 11)Khuôn Khổ: 21.5×28 cmSố trang: 56Định dạng: bìa mềmTrọng lượng: 275 gramBộ sách: Cổ tích vàngNgày phát hành: 18/09/2020
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
SUY THOÁI KINH TẾ – Chủ đề cấp bách nhất thời điểm hiện tại – Bạn đã sẵn sàng đối mặt? – Kịch bản nào
2030: Những Xu Hướng Lớn Sẽ Định Hình Thế Giới Tương Lai AN INTERNATIONAL BESTSELLER • Wall Street Journal Bestseller Financial Times Best Books of 2020
Tại sao một số người lại có sức thuyết phục đến mê hoặc và luôn là người làm chủ Trò chơi Thuyết phục? Đâu là
“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt
Giống như nhiều bạn nhỏ khác, bạn Dũng rất thích đưa tay ngoáy mũi. Hôm nay, khi đang nghịch cát, Dũng bỗng thấy ngứa mũi,