Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Mẹ và con gái – Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ

Giá bán:

172.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

Nhà tâm lý học Sigmund Freud từng nói: “Mối quan hệ giữa mẹ và trẻ sơ sinh rất đặc biệt, không gì sánh bằng. Đó là tình yêu thương sớm nhất và mạnh mẽ nhất, cũng là nguyên mẫu của tất cả các mối quan hệ sau này của đứa trẻ”.

Nhưng tình yêu thương này thường không trọn vẹn, nó có thể được thể hiện một cách thái quá, thậm chí rất thờ ơ, khiến đứa trẻ bị ngột ngạt hoặc lãnh đạm trong chính mối quan hệ với mẹ của mình.

Theo khảo sát, người mẹ thường có xu hướng quan tâm và chiều chuộng con trai nhiều hơn. Trong khi với con gái, họ thường tỏ ra lạnh nhạt hoặc quá khắt khe.

Vì sao mối quan hệ giữa mẹ và con gái thường rạn nứt? Vì sao lại xảy ra bất đồng, mâu thuẫn giữa hai thế hệ cùng giới? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa mẹ và con?

Cuốn sách Mẹ và con gái – Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân sâu xa giữa sự bất hòa trong mối quan hệ này, tìm ra nút thắt của sự mâu thuẫn để hoá giải nó, xoa dịu tổn thương giữa mẹ và con, kéo gần khoảng cách của cả 2 bên.

Nội dung cuốn sách Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ

Mẹ, con gái và tổn thương liên thế hệ

Vợ cũ của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Từ Chí Ma là Trương Ấu Nghi có 12 người con, trong đó có 8 con trai, 4 con gái. Nhưng khi người khác hỏi bà rằng trong nhà có mấy đứa con, bà luôn đáp là 8 đứa. Trương Ấu Nghi còn nói với cháu gái của mình: "Cái thời đó, con gái chẳng đáng một cắc".

Một câu đã nói toạc ra địa vị của phụ nữ trong giai đoạn lịch sử đó. 

Trong quá khứ, làm mẹ được cho là vai trò quan trọng nhất của người phụ nữ, đương nhiên, tiền đề là người mẹ có thể sinh con trai. Quan niệm như vậy được truyền từ đời này sang đời khác. Cho dù ở thời đại này, khi phụ nữ đã độc lập và mạnh mẽ hơn, thì đâu đó vẫn có những gia đình đề cao con trai hơn con gái.

Trọng nam khinh nữ khiến những người phụ nữ bị hạ thấp cả về địa vị lẫn sự tôn trọng. Người đàn ông làm chủ, người đàn ông có tiếng nói, người đàn ông muốn gì có đó.

Không ít phụ nữ không thể sinh con trai đã trở thành cái gai trong mắt nhà chồng, bị chê trách và coi thường. Họ âm thầm nhẫn nhịn chịu đựng những nỗi đau và tủi hờn, sau đó họ trút giận lên con gái của mình. Khi con gái lấy chồng và sinh con, nếu sinh ra một cô con gái, họ sẽ tiếp tục trút giận lên cháu gái của mình.

Những sự tủi hờn trong quá khứ đã bị thế hệ trước trút giận lên thế hệ sau. Và đó là cách mà những người bà, người mẹ truyền tổn thương lên các đời tiếp theo.

Một người mẹ từng bị tổn thương, con của cô ấy cũng sẽ như vậy, đó chính là sang chấn liên thế hệ.

Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ 1

Mẹ ảnh hưởng như thế nào đến con cái?

Yêu thương thái quá là một dạng quan tâm sai cách.

Thờ ơ không quan tâm cũng là một dạng làm mẹ sai cách

Khắt khe, xét nét, so sánh con cái cũng là một dạng dạy dỗ sai cách.

Mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của một đứa trẻ. Và trong cuộc sống, cũng có rất nhiều kiểu làm mẹ: người mẹ cộng sinh, người mẹ biến mất, người mẹ ái kỷ, người mẹ không hồi đáp, người mẹ chối bỏ, người mẹ thiếu thốn tình cảm, người mẹ rối loạn cảm xúc…

Những kiểu làm mẹ này đều tạo nên khoảng cách giữa mẹ và con gái, khiến người con không cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, làm cho mối quan hệ hai bên ngày càng xa cách

Ví dụ như một người mẹ ái kỷ, trọng tâm nuôi dạy của người mẹ này là cố gắng kiểm soát con cái nhằm bù đắp cho tình yêu thương và giá trị bản thân mà mình bị thiếu hụt. Họ chỉ để ý tới cảm xúc của bản thân nên không có chỗ cho người khác.

Con gái được nuôi dạy bởi một người mẹ ái kỷ sẽ hình thành nên mô thức vâng lời và đáp lại nhu cầu thậm chí có phần vô lý của mẹ. Dần dần, người con sẽ hình thành nên cái tôi giả cho mình.

Những đứa trẻ có cái tôi giả, hầu hết đều là kiểu "con nhà người ta" trong mắt người khác. Nhưng về mặt quan hệ xã hội, bởi vì quá sợ bị mọi người đánh giá không tốt nên trẻ thường cố gắng lấy lòng người khác.

Mọi bà mẹ ái kỷ đều là người theo chủ nghĩa hoàn hảo, bất kể dưới dạng ẩn hình hay hữu hình. Họ đặt kỳ vọng cao, yêu cầu cao với con gái mình, khiến người con cũng cố chấp theo đuổi thành công nhưng trong lòng lại thiếu thốn tình cảm.

Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ 7

Một đứa trẻ được nuôi dạy theo chủ nghĩa hoàn hảo của mẹ dường như luôn sống trong sự cạnh tranh liên miên không dứt, luôn trong trạng thái "theo đuổi thành công".

Dù là thành tích học tập hay thu nhập, sự thành công nào cũng chỉ có thể mang lại cho đứa trẻ ấy cảm giác thỏa mãn ngắn ngủi. Kiểu lo âu này có thể khiến một người mắc chứng trầm cảm cùng chứng trì hoãn.

Vì luôn bị đem ra so sánh với những đứa trẻ khác nên trong thâm tâm đứa trẻ luôn sợ cảm giác thất bại, bởi điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy không nhận được sự công nhận và mất đi tình yêu của mẹ.

Những đứa trẻ này về bản chất đang phục vụ cho cái tôi của người mẹ, sự xuất sắc và thành công của người con là chất xúc tác để mẹ cảm thấy mình có giá trị. Và những người con sống vì người mẹ như vậy chẳng thể sống là chính mình.

Bên cạnh một người mẹ ái kỷ là một kiểu làm mẹ “chưa từng có trách nhiệm với con cái”. 

Một người mẹ thờ ơ với con rất ít khi biểu đạt cảm xúc của bản thân dành cho con, không tiếp xúc cơ thể với con, tâm trạng buồn rầu sa sút, thậm chí còn có dấu hiệu của sự trầm cảm.

Một người mẹ luôn thờ ơ với con cái sẽ khiến trẻ bị thiếu thốn cảm xúc một cách nghiêm trọng, tâm trí cũng bị tổn thương, đánh mất khả năng yêu thương.

Đứa trẻ không nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, yêu mến của người mẹ. Vì thế, để thu hút sự chú ý của người lớn, chúng thường có những hành vi mang tính chống đối và phá hoại.

Cách nuôi dạy này khiến trẻ đánh mất cảm giác an toàn sâu xa nhất, dần dần mất đi khả năng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Sau khi đi tìm nguyên nhân của sự bất hoà, cuốn sách Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ sẽ đưa ra giải pháp để hàn gắn tình cảm giữa mẹ và con gái, xoa dịu những tổn thương tâm lý mà 2 bên phải chịu đựng.

Một mối quan hệ gắn bó an toàn với mẹ là nền tảng cốt lõi để xây dựng cảm giác an toàn bên trong. Vì thế, để xây dựng mối quan hệ mẹ con lành mạnh, cả hai hãy học cách thể hiện bản thân một cách ôn hòa nhưng kiên quyết, đồng thời thấu hiểu những khó khăn mà đối phương phải chịu đựng.

Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ 9

Trầm cảm sau sinh - “nỗi đau” của rất nhiều người mẹ

Thông thường, sau khi sinh, 85% phụ nữ sẽ có trạng thái tâm lý tồi tệ do kiệt sức và sự thay đổi hormone nhanh chóng của cơ thể. 

Để giải quyết vấn đề trầm cảm sau sinh, chúng ta cần phải hiểu những lý do sâu xa đằng sau nó. 

Nguyên nhân đầu tiên là bởi, sau khi sinh, cơ thể và tâm hồn của người mẹ rất nhạy cảm. 

Lý do thứ hai dẫn đến trầm cảm sau sinh là người mẹ đã từng có trải nghiệm bị bỏ bê, kiểm soát, bỏ rơi, ghét bỏ hoặc ngược đãi. Người mẹ không có hình mẫu của một người mẹ tốt, vì vậy, họ thường sợ rằng họ cũng sẽ không phải là một người mẹ tốt.

Thứ ba, gia đình có tiền sử mắc bệnh trầm cảm. Những bà mẹ có lòng tự trọng mong manh như một đặc trưng trong tính cách - ỷ lại vào người khác và có tính tự công kích mình cũng dễ bị trầm cảm sau sinh. 

Đừng bao giờ coi thường việc trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Để giúp người khác hoặc chính bản thân thoát khỏi trầm cảm, ta có thể tập thể dục thể thao.

Đừng quên bên cạnh mỗi người phụ nữ đều có một người chồng, một gia đình làm chỗ dựa. May mắn lấy được một người chồng tốt, hãy chia sẻ những khó khăn, lo âu mà bạn đang gặp phải.

Hoặc hãy tìm một người thân thiết với bạn nhất, có thể là người bạn thân thiết nhất để chia sẻ tất cả những ấm ức mà bản thân phải chịu đựng trong suốt thời gian qua.

Khi trầm cảm vẫn bủa vây cuộc sống, hãy đến gặp chuyên gia. Những người có kiến thức chuyên môn về tâm lý học sẽ đưa đến cho ta lời khuyên hữu ích và phù hợp nhất.

Và cuối cùng, hãy luôn yêu bản thân, vì chỉ khi yêu chính mình thì bạn mới biết cách yêu thương những người xung quanh, bao gồm cả những đứa con bé bỏng của bạn hay người mẹ đã sinh ra và nuôi nấng bạn lớn khôn.

Mẹ và con gái: Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ là một cuốn sách đặc biệt dành cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa mẹ và con gái, một mối quan hệ phức tạp nhưng đầy yêu thương và sự gắn kết. 

Với những câu chuyện thực tế và lời khuyên cụ thể, cuốn sách mang đến những bài học quý báu, giúp tạo nên một mối quan hệ gắn kết và bền vững. Đây là một tài liệu hữu ích cho mọi gia đình, đặc biệt là các bà mẹ và con gái, để cùng nhau chia sẻ và phát triển tình cảm sâu sắc hơn.

Nếu bạn là một người con muốn hiểu những “nỗi đau” và suy nghĩ của mẹ, hãy đọc cuốn sách này.

Nếu bạn là một người mẹ chưa biết cách kết nối và hoà hợp cùng con, luôn cảm thấy khó khăn khi muốn hiểu con hơn, cũng hãy đọc cuốn sách này.

Mong rằng mỗi người mẹ và mỗi cô con gái có thể thấu hiểu lẫn nhau và gắn bó hơn sau khi đọc trọn vẹn 320 trang sách.

Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ 4

Một số câu nói đắt giá trong cuốn sách Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ:

"Mong rằng mọi đứa trẻ đều được sống đúng với tuổi của mình!"

“Tình yêu của mẹ dành cho con gái giống như sợi chỉ đỏ, nối kết hai trái tim lại với nhau dù cho khoảng cách và thời gian có thay đổi”.

"Tìm kiếm hạnh phúc từ chính mình chẳng hề dễ nhưng tìm kiếm ở những nơi khác lại hoàn toàn bất khả thi".

"Mỗi bước con gái đi, mẹ luôn là người đồng hành, là bờ vai vững chắc để con dựa vào khi cần."

"Cuộc đời này, không ai yêu con gái nhiều như mẹ, không ai hiểu con gái bằng mẹ và không ai tha thứ cho con gái nhanh như mẹ."

"Mẹ là người thầy đầu tiên, là người bạn thân thiết nhất và là người bảo vệ tuyệt đối của con gái."

"Mẹ không chỉ là người sinh ra con gái, mà còn là người truyền cảm hứng, niềm tin và sức mạnh cho con gái trên mọi hành trình."

 

Xem thêm

Busamen Miêu Ký

Busamen là một chú mèo hoang mê gái, tuy vẻ ngoài xấu trai nhưng lại sở hữu tâm hồn rất đàn ông (!?) Luôn đối

Chờ load dữ liệu