Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Minh Triết Phương Đông – Thánh Hiền Thư – Cầu Học

Giá bán:

186.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

Bộ ba Thánh Hiền Thư có ba ấn phẩm : Lý Tài - Cầu Học - Tu Thân. Nhan đề của ba ấn phẩm đã lần lượt nói lên những lĩnh vực quan trọng nhất trong đời sống con người. Nội dung và các chương mục nói về những chủ đề nhất định.

Với Cầu Học, đó là những tư tưởng đặt trọng tâm vào câu chuyện đối đãi với những con người và sự việc trong xã hội như thế nào, đặt ra những nguyên tắc làm châm ngôn, điểm xuất phát, vận dụng chúng vào thực tế xã hội, gọi là Xử Thế. Cầu Học còn có một nội dung, như nhan đề đã cho thấy phần nào, cũng chính là Cầu học, hàm ý những con người trong xã hội phải hết sức đề cao, quan tâm đến việc giáo dục bản thân mình, học hỏi các nguyên tắc trong xã hội, và các kỹ năng trong cuộc sống, đồng thời đánh giá cao vai trò của người thầy, những con người làm sự nghiệp giáo dục.

Đọc Cầu Học, ta có thể cảm nhận rằng các nhà tư tưởng xưa vô cùng thiết tha mong muốn một xã hội sẽ trở nên thái bình, các quan hệ giữa người và người được củng cố, hài hóa, đạo đức được đề cao thông qua sự nghiệp giáo dục con người. Hơn nữa, có những nội dung còn cho thấy giáo dục còn được nhấn mạnh như một phương tiện để con người có thể cải mệnh, từ thấp hèn thành cao quý, từ ngu xuẩn thành thông minh, từ bần cùng thành giàu có.

Con người có trắc trở gập ghềnh, hoặc giả lúc còn là thanh thiếu niên không có cơ hội học tập thế thì dù muộn cũng phải bổ sung vào việc học, không thể tự cho rằng đã mất cơ hội mà vứt bỏ việc học hành. Khổng Tử nói: “Năm mươi tuổi vẫn học “Dịch” sẽ có thể không mắc phải sai lầm lớn”. Ngụy Vũ Đế Tào Tháo và Viên Di tuổi đã già lại càng cố gắng học tập, những người này đều là người từ nhỏ đã cố gắng học tập mà đến già cũng vẫn kiên trì không xao nhãng. Tăng Tử bảy mươi tuổi mới bắt đầu học tập, về sau nổi tiếng khắp thiên hạ; Tuân Khanh năm mươi tuổi mới tới nước Tề du học, mà vẫn trở thành nhà nho vĩ đại; Công Tôn Hoằng hơn bốn mươi tuổi mới học “Xuân Thu”, cuối cùng đã được làm Thừa tướng. Châu Vân cũng trên bốn mươi tuổi mới bắt đầu học “Luận Ngữ” và “Kinh Dịch”; Hoàng Phủ Mật hai mươi tuổi mới học “Hiếu Kinh” và “Luận Ngữ”, cuối cùng họ đều đã trở thành những bậc Đại Nho. Số người này đều là những người lúc trẻ không được học mà về sau mới bắt đầu học. Hiện tại có người vừa mới bước vào tuổi trưởng thành, đã nghĩ là mình già rồi mà không chịu học nữa. Đó cũng là điều quá ngu xuẩn.

Xem thêm

Di sản của người cha (thông thái) 1

Di sản của người cha (thông thái)

Câu chuyện về hai cha con ở một làng nọ, sau khi qua đời, ông viết di chúc nhưng lại không để lại tài sản cho người con mà để lại cho nô lệ. Ban đầu người con không hiểu dụ ý của cha, nghĩ rằng cha không thương mình nên mới không để lại tài sản cho mình. Sau khi đi gặp thầy đạo, anh hiểu ra rằng: Cha nói với mình có thể chọn một trong số những tài sản mà mình muốn. Như vậy chẳng hóa là mình có thể chọn người nô lệ hay sao. 

Tơ Mảnh

TƠ MẢNH – Là một câu chuyện được lấy cảm hứng từ các nhân vật lịch sử thời Lê Sơ, một giai thoại tình yêu

Tiền Kiếp Có Hay Không?

Có rất nhiều tác giả đã viết về đầu thai và gần như lúc nào cũng khẳng định nó là có thật, một trong số

Chờ load dữ liệu