Thomas Woodrow Wilson (1856-1924)
Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Là một người mộ đạo Giáo hội Trưởng Lão và là nhà trí thức hàng đầu của Thời kỳ tiến bộ, ông đã làm chủ tịch của Đại học Princeton và sau đó là một thống đốc cải tổ của tiểu bang New Jersey năm 1910. Với sự kiện Theodore Roosevelt và William Howard Taft chia nhau phiếu bầu của Đảng Cộng hòa, Wilson đã được bầu làm tổng thống thuộc Đảng Dân chủ vào năm 1912. Ông đã tỏ ra thành công lớn trong việc lãnh đạo Quốc hội với phe Dân chủ đa số để thông qua các đạo luật và các văn kiện pháp lý quan trọng, bao gồm Ủy ban Thương mại Liên bang, Luật Chống độc quyền Clayton, Luật Underwood, Luật Vay mượn nông trại Liên bang và nổi bật nhất là Hệ thống Dự trữ Liên bang.
__________
Trong tiểu luận này, vị Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ đã, lần đầu tiên, đưa ra khái niệm “quản lý hành chính công”. Ông viết: “Đây là đối tượng của công tác nghiên cứu hành chính nhằm khám phá, trước hết, chính phủ làm gì thì phù hợp và thành công, và thứ hai, làm sao chính phủ có thể làm những việc phù hợp đó với hiệu quả cao nhất và ít tốn kém nhất, hoặc là về tiền bạc hoặc là công sức”. Sau đó, Wilson đưa ra 4 nguyên tắc quản lý hành chính công cần phải thực hiện trong lĩnh vực giáo dục và trên thực tế:
+ Phân định các vần đề chính trị và quản lý (mặc dù, trên thực tế chia tách hoàn toàn hai lĩnh vực này là công việc vô cùng khó);
+ Phân tích theo lối so sánh các tổ chức chính trị và kinh doanh;
+ Nâng cao hiệu quả công tác dịch vụ của nhà nước bằng cách áp dụng cách làm của quản trị doanh nghiệp trong các cơ quan nhà nước;
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của viên chức nhà nước bằng cách nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình ban hành quyết định và trình độ chuyên môn của các viên chức (trong đó có học vấn).
__________
Năm 1887, Thomas Woodrow Wilson, vị Tổng thống tương lai của Hợp Chúng Quốc cho công bố trên tờ Political Science Quarterly tiểu luận Nghiên cứu về bộ máy quản lý, khởi đầu cho một xu hướng giảng dạy và nghiên cứu mới: Quản lý hành chính công.
…
Người dịch cho rằng mặc dù tiểu luận này được xuất bản cách đây 132 năm, nhưng vẫn còn giá trị với cả các nhà nghiên cứu lẫn các cán bộ quản lý ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Phạm Nguyên Trường