
Tâm Lý Học Quản Lý (Tái Bản 2024)
Tâm Lý Học Quản Lý Ngô Kỳ, sinh năm 1977, thạc sĩ Quản lý, phó giáo sư, tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý hành chính
Nguyễn Hiến Lê Cuộc Đời Và Tác Phẩm
Tác phẩm viết về ông Nguyễn Hiến Lê, tự nó cũng có nhiều điểm đáng nói. Có lẽ từ trước đến nay ở xứ ta chưa bao giờ người ta viết về một tác giả đương còn sống một cách đầy đủ, tường tận đến thế. Bộ sách của ông Châu Hải Kỳ gồm cả hai phần, thân thế và sự nghiệp Nguyễn Hiến Lê, in ra có thể được ba bốn trăm trang. Đối với các danh gia các thời trước, trong lịch sử văn học nước ta, hình như cũng chưa có bộ truyện ký nào dày hơn. Nhưng ông Châu Hải Kỳ không phải chỉ viết nhiều. Ông còn viết kỹ. Trước khi viết về Nguyễn Hiến Lê, ông Châu chưa quen biết ông Nguyễn. Kẻ Nam người Trung, chưa biết người, chưa biết về quê nhau; chỉ bằng vào sự tìm hiểu qua các tác phẩm của ông Nguyễn mà ông Châu Hải Kỳ có thể giới thiệu với chúng ta những nét thật linh động về quê quán, về cảnh nhà, về những người thân của ông Nguyễn, như các cụ thân phụ, thân mẫu, như bà ngoại của ông Nguyễn v.v...
Tác phẩm của ông Nguyễn Hiến Lê tới nay đã được một trăm nhan đề. Phải đọc kỹ ít nhất là một nửa số đó, và đọc phớt qua một nửa kia, rồi mới có thể viết về ông được. Nội công việc đó cũng đủ tốn công lắm rồi. Đọc xong, ghi chú xong, ông Châu Hải Kỳ bỏ ra hai năm nữa để viết, viết tận lực. Ngoài giờ dạy học, rảnh lúc nào là viết lúc đó. Có lần ông đau trong một tháng, mất bảy ký lô, vừa mới hơi bình phục, lấy lại được hai ký lô, ông đã vội viết tiếp - nếu không thì công việc ám ảnh ông hoài, ông không yên được - và ông đã xin bớt giờ dạy học để viết, có khi viết từ 5 giờ tới 11 giờ khuya, và rốt cuộc ông đã hoàn thành tác phẩm đúng thời gian ông đã định (trước Tết vừa rồi).
Nghị lực, sức kiên nhẫn của ông thực đáng phục.
Không phải ông Châu Hải Kỳ viết được kỹ chỉ vì có công, mà còn vì ông thực lòng mến mộ ông Nguyễn, lại còn vì ông rất tinh tế.
Thật vậy, có những tác phẩm về ngữ pháp Việt Nam, về triết học Trung Quốc, ông Nguyễn hợp soạn với các nhà văn khác (ông Trương Văn Chình, ông Giản Chi v.v...); đọc những tác phẩm ấy ông Châu Hải Kỳ đôi chỗ đã tế nhị nhận được đâu là phần góp công của ông Nguyễn. Nếu không thực lòng yêu tác giả, hoặc nếu chỉ yêu mà không tinh thì đâu có thể làm được như thế?
Mặt khác, ông Châu Hải Kỳ có lẽ cũng là người đầu tiên nêu lên cái đặc tài viết Tựa của ông Nguyễn. Và điều ấy đúng.
Còn nhớ khi cuốn Quê hương của Ngu Í được xuất bản với cái tựa của Nguyễn Hiến Lê, anh em ở tòa soạn Bách Khoa đã một phen ngạc nhiên. Anh Ngu Í? Thì anh vẫn gặp chúng tôi hàng ngày, vẫn nói với chúng tôi đại khái những điều đã nói với ông Nguyễn Hiến Lê. Cuốn Quê hương? Thì anh cũng đã đưa bản thảo cho chúng tôi xem như đã đưa cho ông Nguyễn. Tuy vậy, trước khi cuốn sách xuất bản, không một ai trong chúng tôi ngờ đến những điều lý thú mà ông Nguyễn đã viết ra trong bài Tựa tác phẩm độc đáo nọ, một bài Tựa thật khéo léo tài tình.
Đưa ra cái ý kiến một tuyển tập các bài Tựa của ông Nguyễn Hiến Lê, ông Châu đã tỏ ra là một tri kỷ của ông Nguyễn.
(Trích Thay Lời Tựa "Nguyễn Hiến Lê Cuộc Đời Và Sự Nghiệp")
Tâm Lý Học Quản Lý Ngô Kỳ, sinh năm 1977, thạc sĩ Quản lý, phó giáo sư, tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý hành chính
Yếu Tố Truyền Thống Trong Các Ca Khúc Đương Đại Ca khúc là một trong những thể loại âm nhạc quan trọng, chiếm một số
Những Cuộc Phiêu Lưu Của Cô Gà Mái Louise Câu chuyện kể về một cô gà có một khao khát muốn được đi phiêu lưu.
Chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở trong nhà trường phổ thông hiện nay được thiết kế gồm ba phần Tiếng Việt, Văn
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
Những câu chuyện vừa hài hước vừa thâm thúy của người xưa được cụ Vương Hồng sển sưu tầm và biên khảo. Mang giá trị
Trên tay bạn lúc này không chỉ đơn thuần là một quyển sổ ghi chép câu chuyện đêm khuya, mà còn là một quyển sách
BỔ ĐƯỢC CÀ CHUA MỞ ĐƯỢC TIỆM CƠM, BẬT ĐƯỢC NẮP CHAI MỞ ĐƯỢ QUÁN NHẬU Takashi Uno Là một chuyên mục ăn khách
Những đồ dùng thân thuộc trong ngôi nhà đang chờ em tô điểm. Mời em cùng sáng tạo những bức tranh của riêng mình! Bộ