Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Phụ Nữ Tùng Thư – Giới Và Phát Triển : Phan Thị Bạch Vân – Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta

Giá bán:

162.900 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

 

Phụ Nữ Tùng Thư - Giới Và Phát Triển : Phan Thị Bạch Vân - Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta

Phan Thị Bạch Vân: Vấn đề phụ nữ ở nước ta là một công trình biên khảo, tư liệu được nhóm tác giả Đoàn Ánh Dương, Nguyễn Thị Lan Anh, Vũ Thị Thanh Loan biên soạn và giới thiệu. Cuốn sách thuộc Tủ sách Phụ nữ tùng thư – Tủ sách Giới và Phát triển của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, vốn đã và đang được ghi nhận tích cực từ đông đảo độc giả và giới chuyên môn.

Phan Thị Bạch Vân (1903 - 1980), bút danh Hoàng Thị Tuyết Hoa là một nữ nhà văn, nhà báo tỉnh Gò Công cũ, nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Khoảng năm 1928, dưới sự bảo trợ của nhà thuốc gia truyền Võ Đình Dần, bà lập nhà in và nhà xuất bản mang tên Nữ lưu thơ quán tại số 12, đường Chủ Sự Thiều, làng Thành Phố, Gò Công với mục đích không chỉ đơn thuần là công việc kinh doanh mà còn nhằm truyền bá những tác phẩm tiến bộ, đặc sắc của nền văn học thế giới và nền văn học Việt Nam cho nhân dân ta, nhất là giới phụ nữ, để giáo dục đạo đức, luân lý và nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người. Các tác phẩm của bà tạo một luồng gió mới vào văn học Nam Kỳ nói chung thời kì đó, với nội dung đả kích trực diện những luân lí đã cũ kĩ, lỗi thời, đàn áp và gò bó tư tưởng người phụ nữ. Ngoài việc thành lập Nữ lưu thơ quán, bà còn là nhà báo khi đảm nhận nhiệm vụ trợ bút cho Đông Pháp thời báo, chuyên phụ trách mục “Phụ trương phụ nữ và nhi đồng” và là tác giả của nhiều bài xã thuyết sâu sắc. Bà đã quy tụ được nhiều nhà văn có uy tín ở trong nước lúc bấy giờ để dịch thuật những bộ truyện hay, những tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và Việt Nam nhằm giới thiệu rộng rãi cho độc giả trong nước. Song song với đó, bà viết nhiều xã thuyết, truyện ngắn hay tiểu thuyết đều nhắm đến việc giác ngộ, tuyên truyền tinh thần yêu nước cho nhân dân và nhấn mạnh đến vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc giải phóng dân tộc. Một số tác phẩm nổi bật do bà chắp bút có thể kể đến như Nữ anh tài, Kiếp hoa thảm sử, Lâm Kiều Loan

Dù có ảnh hưởng rộng rãi tới phong trào phụ nữ đương thời, nhưng do chính sách cấm đoán của chính quyền thuộc địa, sau năm 1930, các tác phẩm của Nữ lưu thơ quán đã thất lạc đi nhiều. Do đó, sau gần một thế kỷ, việc sưu tầm giới thiệu về Phan Thị Bạch Vân cùng những trước tác của bà và các xuất bản phẩm của Nữ lưu thơ quán Gò Công do bà chủ trương và điều hành là một công việc cần thiết, nhằm trả lại đúng vị trí lịch sử của Phan Thị Bạch Vân, đồng thời giúp cho việc nhìn nhận đầy đủ hơn về một thời điểm quan trọng của phong trào phụ nữ Việt Nam, ở vào lúc mà người phụ nữ Việt Nam bắt đầu xác lập được địa vị của mình trong đời sống báo chí, văn chương và xã hội. Cuốn sách Phan Thị Bạch Vân: Vấn đề phụ nữ ở nước ta ra đời cũng nhằm chung mục đích này.

Cuốn sách giới thiệu tới bạn đọc 03 tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ Phan Thị Bạch Vân, bao gồm cả dịch thuật và sáng tác, những tác phẩm đề cập trực tiếp và thẳng thắng các vấn đề rào cản trong tâm tưởng người phụ nữ đầu thế kỉ XX, từ đó đả kích xã hội đương thời, động viên phụ nữ trước nhất là đổi mới tư duy về chức phận, sau là tự mình thay đổi, tìm con đường của riêng mình, tự lập, tự chủ, gánh vác những trọng trách lớn lao, bình đẳng như bao công dân khác trong xã hội. 03 tác phẩm gồm Gương nữ kiệt (Tiểu sử bà Roland, nữ kiệt thứ nhứt châu Âu), Nữ anh tài (cảnh thế tiểu thuyết)  Kiếp hoa thảm sử (xã hội tiểu thuyết). Ngoài việc đưa trực tiếp những tư tưởng mới về đổi mới thân phận người đàn bà vào lời văn, câu thoại các nhân vật trong tác phẩm, điểm hay trong bút văn của Phan Thị Bạch Vân chính bởi sử dụng những lối văn, câu từ truyền thống của Nam Bộ, nói cách khác là dùng một “phông nền” văn chương gần gũi với dân chúng để rồi “thay da đổi thịt”, kể những câu chuyện li kì kiểu mới và ngầm cổ vũ cho tinh thần văn chương không bi lụy, không nặng đạo lí gò ép người đàn bà. Đó là thành công đáng nể trong cả một công cuộc giải phóng nữ giới mà bà tạo dựng, cũng để thấy vai trò không nhỏ của bà trong nền văn học Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng được giới thiệu cùng bạn đọc.

Xem thêm

Rừng Xa

Tập truyện ngắn của tác giả Bá Canh, viết về những con người, những cuộc đời, những số phận đáng được biết, được hiểu, cảm

Chuyện hay sử Việt – Chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn – Mở mang bờ cõi, nối liền Bắc Nam

Mã Kim Đồng:
5241316910008
  • ISBN: 978-604-2-36968-8 
  • Tác giả: Nguyễn Như Mai
                  Nguyễn Quốc Tín
                  Nguyễn Huy Thắng
  • Đối tượng: Nhi đồng (6 – 11)
                     Thiếu niên (11 – 15)
  • Khuôn Khổ: 14,5×20,5 cm
  • Số trang: 136
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 180 gram
  • Bộ sách: Chuyện hay sử Việt

Hirano Và Kagiura – Tập 1

Hirano Taiga – đàn anh thuộc ban Kỉ luật, sở hữu mái tóc vàng cùng gu ăn mặc hơi “đầu gấu”, và Kagiura Akira –

Sức Bật Tinh Thần

Sống vui, làm tốt: Sức mạnh của Sức bật tinh thần Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với những phiền toái nhỏ như giao

21 ngày định vị bản thân: Nói không với sự trì hoãn 1

21 ngày định vị bản thân: Nói không với sự trì hoãn

Bạn là người luôn miệng nói phải dậy sớm nhưng lại không biết cách tận dụng 1 giờ vàng sao?

Bạn là người sợ hãi phải nói chuyện khi đứng trước đám đông sa?

Bạn là người mỗi ngày đều vô cùng nỗ lực nhưng cuối cùng lại không làm nên trò trống gì hay sao?

Bạn có phải những “tân binh” không biết cách báo cáo với cấp trên ở nơi làm việc không?

Bạn khao khát có được mạng lưới quan hệ cao cấp nhưng lại không dám trò chuyện với những người ưu tú hơn mình sao?

21 ngày định vị bản thân: Nói không với sự trì hoãn – tác giả Lữ Bạch chia sẻ cách nhanh chóng thực hiện các thay đổi và phát triển hiệu quả trong 21 ngày. Từ chối những nỗ lực và tưởng tượng sai lầm, chỉ cần làm và thực hiện nó. Nó được viết cho những người bình thường như anh ấy, những người không có nền tảng trường lớp danh giá nhưng muốn thay đổi vận mệnh của mình thông qua sự chăm chỉ. 

Chờ load dữ liệu