"Quê người của Tô Hoài còn cho ta thấy biết bao cái giản dị và nên thơ của người dân quê Việt Nam – những người tuy phác thực mà rất mơ màng: họ vốn là tác giả những câu ca dao bất hủ. Hãy xem cái cách hẹn hò của cặp tình nhân Hời và Ngây, cách hẹn hò ý nhị của Tristan cùng Iseut. Đông Tây có lẽ gặp nhau ở chỗ này.” - Nhà nghiên cứu VŨ NGỌC PHAN
nbsp;
***
Nhà văn Tô Hoài (1920-2014) tên thật là Nguyễn Sen. Sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Ông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong Hội Ái hữu Công nhân, Hội Văn hóa Cứu quốc.
Ông từng làm phóng viên rồi làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1957-1958 ông làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó làm Phó Tổng Thư ký trong nhiều năm. Từ 1986-1996 ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.
Ông viết hơn trăm tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau: bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, chân dung, tiểu luận… Tác phẩm được nhiều thế hệ độc giả yêu thích nhất là tập truyện thiếu nhi Dế Mèn phiêu lưu ký.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội.
nbsp;
GIẢI THƯỞNG:
• Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1956 (tiểu thuyết Truyện Tây Bắc).
• Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi, 1970 (tiểu thuyết Miền Tây).
• Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội, 1980 (tiểu thuyết Quê nhà).
• Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
CÁC TÁC PHẨM CHÍNH:
• Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
• Giăng thề (tập truyện ngắn, 1942)
• O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
• Quê người (tiểu thuyết, 1942)
• Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
• Mười năm (tiểu thuyết, 1958)
• Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)
• Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (1977)
• Tự truyện (1978)
• Quê nhà (tiểu thuyết, 1980)
• Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
• Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 1998)
• Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
• Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)
• Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)
• Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)
• Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)nbsp;nbsp;
nbsp;