
Phục Sinh
Phục Sinh “Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống
Sài Gòn Năm Xưa (Tái Bản 2018)
Bởi thấy tôi là người trong Nam, đầu pha hai thứ tóc, làm việc trong một cơ quan chuyên môn, thêm có tánh ham chơi cổ ngoạn, tom góp giấy má cũ đầy nhà, rồi tiếng đồn truyền ra: tôi sành sỏi chuyện xưa, tôi giỏi kê cứu điển cố, báo hại phần đông văn hữu Bắc và Trung, ông nào quen một đôi lần, gặp nhau, hết năm ba câu lấy lệ, làm gì cũng hỏi vặn tôi về:
"gốc tích hai chữ "SÀI GÒN"
Nói ư? - Chỉ bày cái dốt của mình ra!
Nín ư? - Người cười, càng thêm khó chịu!
Thôi thì còn một cách: ôm mớ tài liệu thâu thập bấy lâu - dù hay dù dở, dù chưa bằng bụng, mình biết lấy mình - bày hết, trình hết ra đây, mặc tình các vị xa gần tùy thích lựa chọn: "tóc tơ cặn kẽ đuôi đầu", dù chẳng làm nên cái bánh ngon, cũng được tiếng là không xấu bụng! Đối với các bạn nhỏ hiếu học, tôi xin nói lớn:
- Chỗ nào các bạn thấy mới, đáng sợ: ấy tôi đã cân nhắc kỹ càng, cứ tin cứ dùng: "coi vậy mà xài được"!
- Chỗ nào chưa "êm", nhờ các bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau: già thua trẻ không xấu, mắc cỡ bậy, hay gì? Đối với các học giả, các bậc lão thành, các vị cố cựu đất Sài Gòn, tôi xin "nghiêng tai nghe dạy, chắp tay đứng hầu".
Học giả tiền bối trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, trong "Excursions et Reconnaissances" (tạp chí về du lãm và thám hiểm), tập số 23, tháng Năm và Sáu năm 1885, có viết một bài khảo cứu Pháp Văn "Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs" (ký ức lục khảo về lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận). Bài này viết hai mươi lăm năm sau năm Nam Kỳ thất thủ (1859-1885). Nay tôi dựa theo bài ấy làm nồng cốt mà kể tiếp, nhắc lại những sự biến đổi từ thuở đó cho đến ngày Sài Gòn trở về với dân Việt, ngót một trăm năm. Bắt tay vào việc, cốt ý của tôi là muốn cống hiến ra đây mớ hiểu biết lụn vụn và mớ nghe thấy vặt vãnh về Sài Gòn. Cũng nghĩ nếu mãi sụt sè, đến ngày xuống lỗ, chắc gì ôm theo được (mà chừng đó ôm theo ích gì cho ai?)
- Ở đây, tôi chú trọng nhiều nhứt là những đoạn sử vụn vặt buổi giao thời: Pháp - Nam
- Chà - Chệc chung đụng, những chuyện "Tây đến Tây đi", những việc chưa ai nói rõ ràng, may tôi được nghe tận tai, hoặc thấy tận mắt, nhiều đoạn do hiểu biết riêng, lắm đoạn nhờ các cố lão thuật lại. Tôi không dám chắc đúng cả, nhưng "ăn trầu ngẫm mà nghe" bây giờ chưa nói còn đợi lúc nào? Có nói có cãi, lần hồi mới phăng ra sự thật.
Tôi không quên cám ơn anh bạn thân Lê Ngọc Trụ, người nhau rún Chợ Lớn, đã dày công giúp tôi xây dựng tập nhỏ này. Cũng như tôi không dám quên ơn tất cả các bạn xa gần đã góp sức cùng tôi, trong số, điển hình nhứt, có anh Mười Minh Tải Đặng Văn Ký, người đồng cảnh ngộ với cụ Trần Trọng Kim Tân Gia Ba thuở nọ. Nay Anh Mười nằm khoảnh làm ẩn sĩ, ấp Đông Nhì, Gò Vấp. Anh không làm gì hết, nhưng anh dày công ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp thêm ý kiến, và đã đổ nhiều bọt oáp trong khi cùng tôi tìm hiểu địa điểm "Mả Ngụy" ngày nay nằm nơi đâu! Còn một người nữa, bạn già với nhau, ông Hoàng Xuân Lợi, họa sĩ Viện Bảo Tàng. Mấy ảnh chụp khéo, mấy bức địa đồ công phu không có, làm sao tập nhỏ này thành hình? Bác Lợi, cảm tình chất chứa tận đáy lòng, tôi vội gói làm một gói "tri ân nồng hậu", xin Bác vui nhận.
Thông tin tác giả:
Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902, tại Sóc Trăng, mang ba dòng máu Việt, Hoa, Miên. Nguyên tên thật ông là Vương Hồng Thạnh hay Vương Hồng Thịnh, khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ ghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Hoa).
Thời học sinh, ông học tại trường Collège Chasseloup Laubat (nay là trường Phổ thông trung học Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939-1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn cho đến khi về hưu vào năm 1964.
Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được.
Phục Sinh “Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống
Chú Mèo Kẹo Bi Phiêu Lưu Trong Xứ Sở Côn Trùng (Tập 4): Trên Mặt Ao Chú mèo Kẹo Bi tinh nghịch đáng yêu, rất
Những câu chuyện lễ giáo trong bộ sách này là những bài giáo dục đạo đức nho nhỏ giúp các em học hỏi những điều
Thích Nghi Toàn Diện Để Khác Biệt: Cạnh Tranh Thành Công Trong Thế Giới Mới Về Việc Làm Tác giả của Đừng bao giờ
Em biết gì? (Cuốn lẻ) Bộ sách Em Biết Gì? giải đáp nhiều câu hỏi thú vị liên quan đến ba chủ đề khoa học còn
Lý Do Để Sống Tiếp Cuốn hồi ký về quãng thời gian vượt qua trầm cảm của Matt Haig, tác giả Thư viện nửa đêm
Văn Học Sài Gòn 1954-1975 – Những Chuyện Bên Lề (Tái Bản 2023) “Quá rảnh, tôi thường đọc lại những tờ báo, các tạp
LÀM SAO ĐỂ: Xác định mục tiêu tự học cụ thể và thiết thực? Tự học bất cứ thứ gì với thời gian hạn chế?
Cuốn truyện giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cống hiến cho ngành công nghệ sản xuất phim hoạt hình của nhà sản xuất,
Trên thế giới, hiếm có một mối quan hệ gắn bó từ tình bạn, cộng sự rồi khởi nghiệp kinh doanh cho đến cuộc sống như Larry Page và Sergey Brin – những người sáng lập ra Google. Câu chuyện thành công của hai vị tỷ phú này sẽ như một minh chứng rõ nhất cho bạn thấy rằng: “Tất cả mọi thứ đều có thể trở thành hiện thực, chỉ cần ước mơ của chúng ta đủ lớn.”
Từ cuốn sách Larry Page & Sergey Brin: Cha đẻ của công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh thuộc tủ sách “Ươm mầm tỷ phú nhí”, chúng ta hãy cùng nhau bước lên “cỗ máy thời gian” để quay về quá khứ của hai vị tỷ phú này và cùng xem lại hành trình trưởng thành cũng như những thành công, thất bại của họ nhé. Mong rằng bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị qua từng trang sách và được truyền cảm hứng để khai phá những tiềm năng của bản thân thông qua câu chuyện cuộc đời – sự nghiệp của hai vị tỷ phú nhà Google!
Thân gửi…. Chúc mừng bạn! Cùng với sự trợ giúp của… bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Quản gia Hoàng gia giao
Một chiếc găng tay và một chiếc găng tay sẽ tạo thành một đôi găng tay. Một chiếc tất đứng cạnh một chiếc tất khác