
Khổng Tử Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn
Nhắc đến các bài giảng của Khổng Tử không thể không đề cập đến cuốn Luận ngữ, một tập hợp những “mẩu chuyện ngắn” được
150.000 ₫
Một bộ sách lấy cảm hứng từ nghệ thuật kịch giấy của Nhật Bản
Ai yêu thích văn hóa Nhật Bản hẳn sẽ nghe nói tới nghệ thuật kịch giấy rất nổi tiếng của đất nước này mang tên Kamishibai. Kamishibai là một tài sản văn hóa độc đáo của người Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, Kami có nghĩa là “giấy”, còn Shibai là “diễn kịch hoặc kể chuyện”. Người nghệ sĩ sẽ đặt từng bức tranh ở phía sau một khung hình trống và thay đổi chúng dựa theo diễn biến câu chuyện mà mình đang kể. Thông qua lời nói và động tác của người dẫn truyện, câu chuyện sẽ trở nên sống động hơn, nhiều màu sắc hơn tựa như đang trong một buổi diễn kịch.
Lấy cảm hứng từ loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian truyền thống ấy, bộ Sân khấu kịch trong sách Kamishibai ra đời mang đến cách kể chuyện mới lạ và đầy thú vị cho các bạn nhỏ. Bộ sách gồm hai bộ truyện cổ tích kinh điển vốn rất quen thuộc với hàng triệu độc giả nhỏ tuổi trên toàn thế giới mang tên: Cô bé quàng khăn đỏ và Ba chú Heo con.
Những câu chuyện cổ tích vốn quen thuộc được kể lại bằng hình thức mới trở nên đầy hấp dẫn. Khi “tấm màn” mở ra cũng là lúc vở kịch giấy được bắt đầu. Mỗi tập truyện gồm mười tấm thẻ rời, trong đó thẻ đầu là thẻ giới thiệu truyện, thẻ cuối là hướng dẫn cách sử dụng sách. Tám thẻ còn lại một mặt là hình ảnh, mặt sau là lời kể chuyện và lời thoại của nhân vật để người biểu diễn có thể dễ dàng đọc lên.
Bộ sách Sân khấu kịch trong sách Kamishibai không chỉ thu hút trẻ ở cốt truyện ngắn gọn, súc tích, hình ảnh minh họa đẹp mắt, mà thông qua lời nói và động tác của người dẫn truyện, hiệu quả của “vở kịch một người diễn” được phát huy, làm cho câu chuyện trở nên vô cùng sống động.
Bởi vậy khác với chỉ nghe kể chuyện đơn thuần, trẻ sẽ thấy dễ hiểu hơn, dễ cảm nhận được niềm vui và câu chuyện từ cách kể độc đáo này. Tai và mắt đều phải cùng làm việc, trẻ như được bước chân vào một thế giới cổ tích, cảm nhận niềm vui khi được khám phá câu chuyện.
Có lẽ bởi thế mà nghệ thuật kịch giấy Kamishibai và bộ sách được yêu thích đến vậy. Thậm chí nhiều người còn ví von rằng chiếc hộp kể chuyện Kamishibai đối với trẻ em Nhật cũng thân thuộc như tấm bảng trắng của các học sinh Việt Nam vậy.
Giáo sư Yamashita Toshio - tác giả của cuốn sách “Kamishibai - Sáng tạo và tính giáo dục” từng nói: “Một thế giới lung linh màu sắc được thể hiện qua những bức tranh, một thế giới ngọt ngào trong sáng được tạo ra bằng lời kể chuyện của người biểu diễn, cái thế giới chỉ có thể hiển hiện và phát triển trong sự giao lưu giữa người dẫn truyện (bố mẹ, cô giáo) và các khán giả nhỏ tuổi - đó chính là bản chất của Kamishibai.”
Nhắc đến các bài giảng của Khổng Tử không thể không đề cập đến cuốn Luận ngữ, một tập hợp những “mẩu chuyện ngắn” được
Trong nội tâm mỗi người đều có vô vàn cảm xúc, nhưng tại sao có người bình tĩnh, cân bằng, lại có người bất an,
Dành tặng cho những ai đang ở ngưỡng chênh vênh lạc đường, muốn tìm cho mình một điểm tựa để an ủi nỗi lòng. Ai
Mary Flannery O’Connor là một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn và nhà tiểu luận. Bà là tác giả hai cuốn
Ngày nảy ngày nay, một gia đình nọ ở Nhật Bản có hai cô con gái. Cô em là bé Asari, học lớp 4, một
Một người lương thiện lấy đâu ra cơ hội để chống lại một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội, một kẻ thù
Yên (Tản văn MC Quỳnh Hương) “…Với mình, càng ngày mọi cái càng là Duyên. Và với mình, mỗi giá trị có thể mang đến
Ngày 18/10 hằng năm là ngày khai trường truyền thống ở Ý. Vào ngày này năm 1886, Tâm hồn cao thượng (nguyên tác Cuore, nghĩa
Chứng Sợ Xã Hội – Bình Thường Hay Bất Thường Bạn đã bao giờ… – Nhìn thấy người quen trên đường, lập tức đi thật
Con vịt cũng là con thỏ, liệu điều đó có tồn tại hay không? Wittgenstein, triết gia thế kỉ 20, tin là có. Ý tưởng