Học Vẽ Tranh Màu Nước
Bạn đam mê màu nước, muốn dùng nét cọ để lưu giữ cái đẹp của cuộc sống và truyền tải xúc cảm, nhưng bạn không
140.000 ₫
Soạn Giả Viễn Châu: Tác Giả Và Tác Phẩm Vọng Cổ
Năm nay, trong chương trình bảo tồn vốn di sản văn hóa nghệ thuật quý báu Cải lương Việt Nam; kỷ niệm 100 năm tiến trình bản vọng cổ, khởi đi từ bản “Dạ cổ hoài lang” nhịp 2 năm 1919 do nghệ sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) (1892 - 1976) sáng tác, sang nhịp 4 do danh cầm, soạn giả Trịnh Thiên Tư (Giáo Chín, Thoại Phát) (1906 - 1982) thực hiện, nhịp 8 do nghệ sĩ, bầu gánh Thanh Minh Lư Hòa Nghĩa (Năm Nghĩa) (1917 - 1959) hoàn thành, rồi nhịp 16 do nhạc sĩ, soạn giả Trần Tấn Trung (Mộng Vân) (1910 - 1948) soạn nhạc, viết lời, đến nhịp 32 do nhạc sĩ Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) (1921 - 1982) biên soạn và hiện nay, năm 2019 vẫn đang thịnh hành.
100 năm Vọng cổ, có sự đóng góp của nhiều danh cầm, nghệ sĩ tên tuổi cho sự hoàn thiện tiến trình này. Nhưng người đạt vị trí đỉnh cao cho việc viết lời bản Vọng cổ nhịp 32 về số lượng, cả chất lượng lời từ bài ca lại chính là nghệ sĩ danh cầm Huỳnh Trí Bá (Bảy Bá) (1924 - 2016), tức soạn giả Viễn Châu. Trong lĩnh vực vọng cổ, soạn giả Viễn Châu là một trong những người có công khởi đầu mở ra thể loại Tân cổ giao duyên; đồng thời, lại là người có công lớn biến đổi bài bản Vọng cổ truyền thống mang âm hưởng buồn của điệu Oán, thành bài bản Vọng cổ vui, hài hước, với hai giọng ca đặc trưng: nghệ sĩ Nguyễn Văn Minh (Hề Minh) (1929 - 1985) và đặc biệt là nghệ sĩ Nguyễn Văn Hường (Văn Hường) vua ca vọng cổ hài sinh năm 1932.
Nhằm tạo điều kiện để công chúng yêu mến những sáng tác Vọng cổ của soạn giả Viễn Châu có thể tìm hiểu sâu hơn tác phẩm của ông, lần này NXB. Văn hóa - Văn nghệ, TP.HCM phát hành quyển chuyên khảo Soạn Giả Viễn Châu: Tác Giả Và Tác Phẩm Vọng Cổ.
NSND Viễn Châu là tác giả, soạn giả lớn trong lĩnh vực sân khấu Cải lương. Do vậy, quyển sách chuyên khảo của tôi về tác giả và tác phẩm NSND Viễn Châu có thể còn những hạn chế do khả năng tiếp cận của người viết có hạn. Mong bạn đọc lượng thứ và giúp ý kiến đóng góp cho những sai sót.
“Điểm tựa của tôi trong sáng tác chính là đọc và chắt lọc những nét đẹp từ tiểu thuyết văn học. Tôi là “con mọt sách” từ năm 14 tuổi. Tôi thích cách viết của nhiều nhà văn: Hoàng Ngọc Phách (tác phẩm Tố Tâm) lãng mạn, ướt át; Tân Dân Tử (Giọt máu chung tình) trau chuốt, nên thơ; Phú Đức (Châu về hợp phố) xốc nổi, xôm trò; Hồ Biểu Chánh (Con nhà nghèo, Nợ đời) giọng văn rặt chất Nam bộ; Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm) phiêu lưu, mạo hiểm; nhất là các tác phẩm dạt dào tình cảm của Khái Hưng, Nhất Linh. Điều thú vị nhất là các “sư phụ” tả về vẻ đẹp người phụ nữ thì hết ý, đọc đã thấy khoái nên tôi khi sáng tác bài ca cổ hoặc xây dựng hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm của mình, tôi thường dùng chất liệu văn học đã thẩm thấu từ những tác phẩm văn chương mình yêu thích”. (Soạn giả Viễn Châu)
Bạn đam mê màu nước, muốn dùng nét cọ để lưu giữ cái đẹp của cuộc sống và truyền tải xúc cảm, nhưng bạn không
Inbound Marketing – Thu Hút Thế Giới Về Với Bạn Trong Môi Trường Trực Tuyến Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của những
Một chú Ếch xanh sinh sống trong chiếc hộp thư màu đỏ trên cây Vả trong vườn nhà cậu bé nọ. Hàng ngày chú Ếch
Ngữ pháp luôn là nền tảng quan trọng trong việc học tiếng Anh, vận dụng xuyên suốt trong cả 4 kỹ năng Nghe – Nói
Cô giáo Vũ Thị Thanh Tâm là một người hết lòng với sự nghiệp phát triển văn hóa đọc cho trẻ em. Từ những ngày
Sách Của Những Bí Mật – Tập 2 Người ta nói rằng 112 kỹ thuật thiền của Vigyan Bhairav Tantra là chứa đựng tất cả,
Tập sách Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt tập hợp một số bài vở được đăng rải rác trên báo chí từ 1982
Tòa Nhà 100 Tầng Dưới Lòng Đất (Tái bản 2024) Cậu bé Tochi có sở thích ngắm sao một ngày nhận được một bức
Cuốn sách đề cập đến cuộc chiến chống tin giả (fake news) trên khắp thế giới với nhiều giải pháp được nêu ra, từ những
Mẹ Kể Con Nghe – Chuyện Chùa Việt – Tập 6: Lễ Cả Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng Vì sao người tu cạo tóc?
Là tác phẩm thứ 18 trong loạt phim hoạt hình nổi tiếng “Doraemon” của tác giả Fujiko.F.Fujio (được công chiếu vào mùa xuân năm 1997).