Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Thượng Chi Văn Tập

Giá bán:

246.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

Thượng Chi Văn Tập

Trong lịch sử Việt Nam, Phạm Quỳnh thuộc vào số không nhiều các tác giả để lại một sự nghiệp văn hóa đồ sộ, cả về tầm tư tưởng lẫn khối lượng trước tác. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay chỉ là một phần nhỏ dọn lại trong số hàng chục ngàn trang viết suốt cuộc đời tận tụy làm việc của ông.

Thượng Chi văn tập là bộ sách do chính Phạm Quỳnh tuyển chọn từ các bài ông đã viết đăng trên Nam Phong tạp chí (1917-1934). Bộ sách “nhỏ” thực ra không hề nhỏ, với việc tập hợp những bài viết thuộc đủ các thể loại (dịch thuật, khảo luận, phê bình, ký sự,...), trên khắp các lĩnh vực (văn hóa, văn học, giáo dục, chính trị, kinh tế, triết học,...), giới thiệu những học thuyết Đông Tây kim cổ, cũng như luận bàn những vấn đề nóng hổi đương thời (về chữ quốc ngữ, quốc học,...) mà đến hôm nay vẫn chưa hết tính thời sự. Sự điềm đạm và cẩn trọng của ông thấm sâu qua các trang viết với tư duy rành mạch, văn phong sáng rõ mà vẫn lấp lánh những nhận xét tinh tế, dí dỏm và chính xác đến bất ngờ.

Thượng Chi văn tập, và cả tác giả của nó, dù đã một thời gian dài bị vùi lấp dưới những thăng trầm của lịch sử, chắc hẳn sẽ còn được nhắc nhớ và ghi nhận như một cột mốc đặc biệt trong sự phát triển văn hóa nước nhà.

Tác giả:

Phạm Quỳnh, hiệu là Thượng Chi, là nhà văn, nhà báo, đồng thời là quan đại thần dưới triều Bảo Đại. Bên cạnh đó, ông thường được nhắc đến với tư cách là chủ bút tờ tạp chí Nam Phong, là người đi đầu trong công cuộc quảng bá chữ Quốc Ngữ và tiếng Việt.

Tháng Ba năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Phạm Quỳnh lui về sống ẩn dật tại biệt thự Hoa Đường, bên bờ sông An Cựu, Huế. Và Hoa Đường tùy bút chính là những trang dở dang mà ông viết trong những ngày cuối đời mình... Đây được coi là tuyệt bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh, là tập hợp những bài viết đơn giản chỉ là để ghi nhớ, để xua đi sự uế tạp của thế thời, để chiêm nghiệm nhân sinh cùng Nguyễn Du, Đỗ Phủ... Đọc Hoa Đường tùy bút, chúng ta không gặp những ngôn từ điêu luyện, những vần điệu chau chuốt, chúng ta chỉ được chứng kiến những điều ông đã nghe, đã thấy, đã thể nghiệm và đồng cảm với ông qua lời cảm hoài: “Thiếu Hoa Đường này cũng sinh vào thời loạn là buổi Á Âu xung đột, mà tự khờ dại đem mình ra lăn lộn giữa phong trào hỗn độn, trong thời buổi nhá nhem, không biết cái thân ‘nho quèn’ đương nổi sao được thời thế và ở giữa cái xã hội xu thời mị chúng này, ai còn thiết đến kẻ văn nhân nho sĩ, chỉ biết đem một thái độ ôn hòa nho nhã mà đối với cái cuồng phong bác tạp hỗn hào…”

Các tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản ở Việt Nam:

Mười ngày ở Huế, NXB Văn học, 2001

Luận giải Văn học và Triết học, NXB Thông tin, 2003

Pháp du hành trình nhật ký, NXB Hội Nhà Văn, 2004

Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, 2007

Du ký Việt Nam, NXB Trẻ, 2007

Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, NXB Tri Thức, 2007

Xem thêm

Sau Rừng Là Biển - tuclass

Sau Rừng Là Biển

“Sau Rừng Là Biển” là tiểu thuyết tái hiện cuộc sống sau chiến tranh ở Trị Thiên – Huế. Nhân vật chính, từng là bạn và kẻ thù trong chiến tranh, trải qua thách thức và thay đổi trong cuộc sống đời thường, khám phá cuộc chiến tiếp diễn trong tâm lý và xã hội.

Chờ load dữ liệu