169.000 ₫
“Từ khi Lục Vũ sinh ra, nhân gian mới biết cách tôn trọng trà”.
Tác phẩm Trà kinh của Lục Vũ là công trình chuyên khảo về trà đầu tiên của nhân loại, là một công trình tựa hồ đã bao quát hết thảy những khía cạnh tri thức có liên quan đến cây trà, xứng đáng được xem như một bộ bách khoa thư về trà học. Chỉ trong vỏn vẹn 7.000 chữ, Lục Vũ đã hệ thống toàn bộ kho tàng tri thức về cây trà lẫn về văn hóa thưởng trà của Trung Quốc, tạo nên một sức ảnh hưởng to lớn và bền bỉ cho đến tận ngày nay.
Trà Kinh gồm ba cuốn và mười chương. Chương đầu tiên, Lục Vũ bàn về tính chất tự nhiên của cây Trà; chương hai nói về các dụng cụ thu hoạch lá Trà; chương ba bàn về việc lựa chọn lá Trà. Chương bốn dành để liệt kê và miêu tả bộ đồ Trà gồm hai mươi tư Trà cụ, bắt đầu từ chiếc lò ba chân và kết thúc là chiếc tủ tre để cất tất cả các dụng cụ này. Trong chương năm, Lục Vũ miêu tả cách pha Trà. Ông loại bỏ tất cả các thành phần ngoại trừ muối. Ông cũng chú trọng đến vấn đề nhiều tranh cãi là việc chọn loại nước và độ sôi của nước. Những chương còn lại trong Trà Kinh bàn về sự thô tục trong cách uống Trà thông thường, một bản tóm tắt lịch sử của những người thưởng Trà nổi tiếng, những vườn trồng Trà nổi danh của Trung Quốc, sự đa dạng của Trà cụ và các hình vẽ minh họa chúng.
Lục Vũ đã nhìn thấy trong Trà một sự hòa hợp cũng như tính trật tự ngự trị tất thảy mọi vật.
Những điều có thể bạn sẽ biết về trà qua cuốn sách:
1. Chuyện trà và văn hoá thưởng trà của người Trung Quốc
Là cuốn sách kinh điển Trà Kinh sẽ cũng cấp cho bạn tất cả những kiến thức về trà với 10 điểm cần biết. Một: Nguồn gốc của trà; Hai: Công cụ sản xuất trà; Ba: Kỹ thuật chế biến trà; Bốn: Dụng cụ đun và uống trà; Năm: Phép đun trà; Sáu: Phép uống trà; Bảy: Những ghi chép về trà; Tám: Các vùng trồng trà; Chín: Tinh gọn phép đun pha và chế biến trà; Mười: Những đồ hình về trà.
2. Nghệ thuật Trà đạo và Trà thất Nhật Bản
Tại Nhật Bản, Trà vượt khỏi quan niệm là một sự lý tưởng hóa hình thức uống và trở thành một nghệ thuật sống. Trà trở thành lý do để tôn thờ sự thanh khiết và tao nhã, để cho một buổi lễ thiêng liêng mà ở đó, cả khách lẫn chủ cùng chung nhau tạo ra nguồn phúc lạc cực điểm từ những gì tầm thường trần tục. Trà thất là một ốc đảo trong hoang mạc ảm đạm của sự tồn sinh, nơi những lữ khách mệt mỏi có thể gặp gỡ nhau để uống nguồn suối chung từ thấu cảm nghệ thuật.
3. Chén trà trong nhân gian
Khởi đầu, Trà được dùng như một vị thuốc, rồi dần dần trở thành một thứ đồ uống. Vào thế kỷ VIII ở Trung Quốc, Trà đã xâm nhập vào lãnh địa thi ca với tư cách là một thú tiêu khiển tao nhã. Đến thế kỷ XV, Nhật Bản xưng tụng Trà lên thành một tôn giáo duy mỹ, gọi là Trà đạo. Vào năm 1610, các con tàu của hãng Đông Ấn Hà Lan đã mang những kiện Trà đầu tiên vào châu Âu. Trà được biết đến ở Pháp năm 1636, và đến Nga năm 1638. Nước Anh chào đón Trà năm 1650 và nói về nó là “thứ đồ uống tuyệt vời từ Trung Hoa, được tất cả các y sư tán thưởng
4. Các trường phái trà
Giống như nghệ thuật, Trà cũng có các giai đoạn và trường phái. Sự phát triển của Trà nhìn chung có thể chia làm ba giai đoạn chủ yếu: Trà đun (Đoàn Trà), Trà khuấy (Mạt Trà) và Trà ngâm (Yêm Trà).
5. Mối liên hệ giữa Thiền và Trà
Mối liên hệ giữa Thiền và Trà đã trở nên quen thuộc. Chúng ta đều đã biết rằng nghi thức Trà chính là sự phát triển của nghi lễ Thiền định. Danh xưng Lão Tử, chính là thủy tổ của Đạo giáo, cũng gắn bó mật thiết với lịch sử Trà. Sách học cổ Trung Quốc bàn về nguồn gốc các phong tục tập quán ghi lại rằng nghi thức dâng Trà khởi nguồn từ một cao đồ của Lão Tử có tên là Quan Doãn, người đầu tiên đã dâng cho “Lão Triết gia” chén linh dược trường sinh vàng tại Hàm Cốc Quan.