Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Tựa sách

Trống Đồng (Tiểu thuyết lịch sử về Hai Bà Trưng)

Mô tả

Giá bán:

235.000 

Cuốn tiểu thuyết lịch sử độc đáo, hiếm có về Hai Bà Trưng – dưới ngòi bút ấn tượng của một Giáo sư văn học người Mỹ gốc Việt, giúp mang huyền thoại sử Việt đến gần hơn với thế giới.

“Tiểu thuyết lịch sử là truyện hư cấu về lịch sử dựa vào những sự thực lịch sử được ghi chép lại. Từ những ghi chép như vậy nhà văn tưởng tượng ra nhân vật văn chương của mình… Tác giả Phong Nguyen chọn nhân vật sử của mình là Hai Bà Trưng sống vào những năm 40 đầu công lịch.” (Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên).

Với phần đông các độc giả Việt thì câu chuyện khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã được biết đến rộng rãi thông qua những bài học ở trường từ thuở nhỏ, nhưng những thông tin được biết đến khá ít ỏi và hạn hẹp. Vậy nên, với “Trống đồng” của Phong Nguyen, chúng ta như được hòa mình vào “một cuộc phiêu lưu lịch sử hấp dẫn” về Việt Nam thời cổ đại dựa trên câu chuyện lịch sử về hai chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị, với trọng tâm là cuộc nổi dậy nhằm lật đổ ách cai trị của nhà Hán.

Cuộc phiêu lưu này đưa chúng ta tiếp cận gần hơn với những người phụ nữ anh hùng trong truyền thuyết lịch sử khô khan, để họ trở nên gần gũi hơn, đời thường và sống động hơn, bằng những câu văn miêu tả cụ thể về tính cách, đời sống tinh thần, hoạt động thường ngày của họ, như: người chị Trưng Trắc khôn ngoan và luôn giữ gìn khuôn phép, chú trọng việc học hành và trau dồi binh pháp thì người em gái là Trưng Nhị lại quyết liệt và phóng khoáng, thích rong chơi và giao du với nhiều tầng lớp xã hội bên ngoài Cung điện Mê Linh.

Câu chuyện cũng mô tả về sự áp bức của nhà Hán về sưu thuế và sự áp đặt luật tục của họ trong hôn nhân và đời sống sinh hoạt của người dân Lạc Việt ngày càng nặng nề thời bấy giờ. Lòng căm thù của Trưng Trắc – Trưng Nhị lên đến đỉnh điểm khi Thái thú Tô Định của nhà Hán xuống tay chém đầu Lạc tướng Mê Linh cùng Thi Sách – chồng của Trưng Trắc và thảm sát gia nhân của Cung điện Mê Linh. Hai Bà đã đứng lên kêu gọi phụ nữ khắp Lạc Việt thành lập một đạo nữ binh mạnh mẽ nổi dậy chống lại quan quân nhà Hán. Chiến thắng của cuộc khởi nghĩa đã mở ra một thời kỳ tự do và độc lập cho dân tộc. Những đoạn mô tả về các binh pháp trong cuộc chiến cũng là những đoạn văn đặc sắc và giàu hình ảnh.

Tác phẩm cũng có góc nhìn đa chiều, không chỉ là góc nhìn quen thuộc với người Việt Nam xoay quanh đời sống của Hai Bà Trưng cùng quá trình khởi nghĩa của họ mà còn là góc nhìn mới mẻ về “đội quân phía bên kia”, trong đó khắc họa rõ chân dung của tướng Mã Viện với đời sống tinh thần riêng.

Phong Nguyên đã chia sẻ rằng ông viết cuốn sách này vì câu chuyện về Hai Bà Trưng mang lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc khi còn là một đứa trẻ, và ông muốn chia sẻ câu chuyện này đến nhiều người hơn trên thế giới, vì hình tượng về những người phụ nữ mạnh mẽ, nắm trong tay quyền lực còn khá lạ lẫm, đặc biệt là ở Việt Nam xưa.

Theo NPR, đây là câu chuyện vừa quen thuộc vừa mới mẻ, đưa những người phụ nữ anh hùng trong sử sách ra khỏi truyền thuyết lịch sử khô khan, đồng thời đề cao tinh thần độc lập dân tộc, để bạn đọc thế giới biết nhiều hơn về giai đoạn lịch sử xa xưa của Việt Nam – một chủ đề mà không có nhiều tài liệu tiếng Anh đề cập tới.

Năm 2022, The Washington Post đã đưa Trống đồng vào danh sách 12 tác phẩm cần đọc để “bạn đi hết mùa hè”.

Với văn phong và lối diễn đạt gần gũi, ngôn ngữ của người Việt xưa nhưng vẫn xen lẫn tinh thần hiện đại thông qua cách xây dựng cá tính nhân vật, mối quan hệ tình yêu, gia đình xoay quanh Hai Bà Trưng của tác giả Phong Nguyen – Giáo sư văn học tại Mỹ; đồng thời được chuyển ngữ mượt mà bởi dịch giả nổi tiếng với các tác phẩm văn học kinh điển – Đăng Thư; cuốn sách chắc chắn sẽ gây hứng thú với các độc giả yêu lịch sử, văn học, các nhà văn, nhà phê bình văn học hay nhà nghiên cứu lịch sử.

Bìa sách phác họa Hai Bà Trưng với nét vẻ hiện đại, cùng biểu tượng mặt trống đồng truyền thống, được vẽ và hoàn thiện bởi Xuan Loc Xuan, một họa sĩ người Việt.

“Trống đồng” thuộc nhóm Tiểu thuyết Lịch sử, nằm trong tủ sách Văn học của Omega Plus.

Thông tin tác giả

Phong Nguyen

Sinh năm 1978, Phong Nguyen hiện là giáo sư Đại học Missouri. Ông tốt nghiệp Providence College năm 2001, sau đó học tiếp Thạc sĩ tại Emerson College và Tiến sĩ tại University of Wisconsin-Milwaukee.

Cùng với Viet Thanh Nguyen và Ocean Vuong, Phong Nguyen là thế hệ nhà văn Mỹ gốc Việt đang nổi trội trong văn giới Mỹ và khẳng định vị thế như những người giúp đưa văn hóa Việt đi vào dòng chính với sự thể hiện bằng Anh ngữ chứ không phải tiếng Việt.

Một số tác phẩm của ông:

– The Bronze Drum (Grand Central Publishing, 2022)

– Roundabout: An Improvisational Fiction (Moon City Press, 2020)

– The Adventures of Joe Harper (Outpost19, 2016) – tác phẩm giành giải Prairie Heritage Book Award;

– Pages from the Textbook of Alternate History (C&R Press, 2019)

– Memory Sickness and Other Stories (Elixir Press, 2011) – tác phẩm giành giải Elixir Press Fiction Prize

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

Theo Kirkus Reviews, cuốn sách làm nổi bật đề tài về sức mạnh của phụ nữ, được nhấn mạnh rất sớm từ thời kỳ lịch sử xa xưa.

Booklist cũng đánh giá cuốn tiểu thuyết rất chân thực, mang một huyền thoại đến gần hơn với đời sống, là một chuyến phiêu lưu lịch sử đầy thú vị.

“Phong Nguyen là người Việt sinh ra và lớn lên tại Mỹ trong thập niên 1980. Trong một lần trả lời phỏng vấn ông cho biết mình đã được nghe về Hai Bà Trưng từ nhỏ qua lời kể của cha. Câu chuyện đã gây cho ông sự tò mò muốn biết về lịch sử xa xưa của đất nước nguồn cội, nhất là về vai trò của nữ giới. Và khi viết văn Phong Nguyen đã quyết định hư cấu lại lịch sử Hai Bà Trưng. “Một trong những điều tôi cực yêu thích về tác phẩm hư cấu chính là tính trung thực – nó không tuyên bố chân lý và chỉ đơn giản yêu cầu bạn sống trong thế giới của truyện một lúc mà thôi.” Ông nói. Truyện về lịch sử chứ không phải lịch sử mới chính là điều quan tâm hàng đầu của nhà viết tiểu thuyết lịch sử.

Phong Nguyen đã đặt cho cuốn tiểu thuyết của mình về Hai Bà Trưng cái tên Bronze Drum (Trống đồng) có lẽ là vì vậy. Hai Bà Trưng là khởi nguồn sức sống quật khởi của người đất Việt đối chọi với kẻ thù phương Bắc sẽ trở thành truyền thống dân tộc trong trường kỳ lịch sử. Trống đồng là biểu tượng của sức sống đó, truyền thống đó.

Thế kỷ XIII, sứ giả nhà Nguyên là Trần Phu đến kinh thành Thăng Long của các vua Trần nước Đại Việt, nghe tiếng trống đồng mà còn kinh sợ đến bạc tóc, thấy mình còn về được đến nhà khỏe mạnh là may (Ðồng cổ thanh trung bạch phát sinh/Dĩ hạnh, quy lai thân kiện tại…”). Còn như cột đồng Mã Viện chôn trên đất Việt với lời nguyền hăm dọa “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” thì người Việt mang tinh thần Hai Bà Trưng đã chôn vùi nó từ lâu.

Lịch sử còn nhiều đề tài như trống đồng cho văn chương viết thành tiểu thuyết lịch sử.”

(Từ Lời giới thiệu của Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên)

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY

“Hùm Răng – bộ lông trắng đã xỉn màu, chuyển sang màu nâu như lông sói, đôi mắt vàng uy nghiêm lồ lộ trên bộ mặt hình đóa hoa lan – đi lảng vảng rình rập theo một đường ngoằn ngoèo như thể hiểu rằng con mồi kia đã tuyệt vọng bám chặt vào chiếc rễ cây chẳng khác nào mặt đất như cứu tinh cuối cùng. Nhe nanh ra, Hùm Răng từ trên một mô đất cao đi xuống và càng đến gần trông nó càng to lớn không ngờ. Con ngựa hí lên kéo căng sợi dây buộc; bóng Ngô Cầm cúi lom khom sợ hãi. Trưng Nhị muốn nhắm chặt mắt lại, nhưng rồi nàng lại quyết định nhìn thẳng vào con dã thú sát nhân cho đến khi hàm răng sắc bén như dao kia cắm phập vào người nàng. Nhưng ánh mắt của Hùm Răng và Trưng Nhị giao nhau và dán chặt vào đối phương, cho đến khi chiếc bờm lòa xòa của con hổ choán hết tầm nhìn của nàng. Trưng Nhị ngửi thấy mùi chết chóc trên chiếc lưỡi thô ráp, trên nướu răng đen kịt, và mùi máu của đồng loại trên những chiếc nanh của con hổ dữ. Rồi Hùm Răng hạ thấp cái mũi bệ vệ xuống người Ác mộng của Lạc tướng – 75 Trưng Nhị và đánh hơi vào chỗ nàng rỉ máu, không phải máu của vết thương nào mà là máu của đàn bà tới tháng. Rồi, bất ngờ thờ ơ với đống thịt ướt sũng bất lực nằm dưới đất, Hùm Răng quay đầu, chầm chậm đi ngược lên một mỏm đá thấp, tiến vào rừng.”

***

“Khi đã dựng xong, cái sàn cao được chống đỡ bằng chiếc cột gỗ ngoài quảng trường chỉ vừa đủ chỗ cho Phùng Thị Chính ngồi. Chị ta lấy dây thừng tự trói mình lại, đề phòng gió lớn, và tay lăm lăm chiếc lưới đánh cá, bốn góc nặng trĩu những quả chuông đồng khiến việc cầm nắm càng thêm cực nhọc, nhưng chị không hề phản đối hay kêu ca. Trưng Trắc, Trưng Nhị, Man Thiện nương và Mai phục sẵn trong các căn nhà xung quanh, nghe ngóng tiếng chuông. Mọi người đều cố thủ và hết sức mong ngóng. Nhưng Phùng Thị Chính lại thấy rằng, nhiều lần trong ngày, chị ta cần phải leo xuống cột để cho giãn gân cốt tay chân, hoặc tiểu tiện. Những khoảng thời gian này tuy ngắn ngủi nhưng đầy nguy hiểm vì chị phải bỏ lại tấm lưới đánh cá trên sàn cao nên không có cách nào báo động cho những người kia biết nếu như Hùm Răng xuất hiện bất ngờ, khiến chị lúc đó hoàn toàn đơn độc và không thể tự vệ.

Đúng vào một lúc như vậy, cuối cùng Hùm Răng cũng xuất hiện ở quảng trường, bộ lông bờm xờm, bẩn thỉu và rối bời sáng rực lên trong những tia nắng cuối cùng trước khi mặt trời lặn. Lưỡi nó thè ra thụt vào một cách thèm thuồng. Phùng Thị Chính đứng bất động, có điều gì đó trong đôi mắt điềm tĩnh của Hùm Răng như thôi miên chị. Khi con hổ dồn bước tiến tới, chị bừng tỉnh khỏi cơn mê hoặc và nhận ra mối hiểm nguy cận kề; nếu chị không hành động, chị và đứa con trong bụng sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của con dã thú. Chị tính toán khoảng cách giữa chị, Hùm Răng và cái sàn trên cột cao và thấy mình có thể kịp chạy tới và leo lên cột trước khi hổ vồ. Tốc độ của Hùm Răng, khi nó tiến gần rồi phóng tới, thật phi thường. Chị không thể nào nhanh hơn con hổ, và buộc phải nấp mình sau cột gỗ. Chị chỉ có thể xoay quanh cây cột dùng nó như một thứ rào chắn tạm bợ giữa chị và con dã thú. Phùng Thị Chính vận hết sức hét to, nhưng tiếng thét của chị tan biến trong gió. Giá như con hổ gầm lên thì những người kia sẽ nghe thấy và biết nó đã xuất hiện. Thế nhưng Hùm Răng vẫn im lìm, kiên nhẫn rình rập, nó đi vờn quanh cây cột gỗ mong manh không thể che chở cho người đàn bà đang mang thai kia.

Tác giả

Xem thêm

KLARA VÀ MẶT TRỜI

KLARA VÀ MẶT TRỜI

  • Tác giả kazuo ishiguro
  • Dịch giả lan young
  • Nhà xuất bản Văn Học
  • Kích thước 14×20.5cm
  • Số trang 424
  • Ngày phát hành Đang cập nhật
BIÊN THÀNH

BIÊN THÀNH

  • Tác giả thẩm tùng văn
  • Dịch giả phạm tố châu
  • Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Kích thước 12x20cm
  • Số trang 196
  • Ngày phát hành 15/03/2006
NGÀN DẶM KHÔNG MÂY

NGÀN DẶM KHÔNG MÂY

  • Tác giả lý nhuệ
  • Dịch giả trần quỳnh hương
  • Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
  • Kích thước 13×20.5cm
  • Số trang 320
  • Ngày phát hành 09-01-2008
TỪ ĐIỂN MÃ KIỀU

TỪ ĐIỂN MÃ KIỀU

  • Tác giả hàn thiếu công
  • Dịch giả sơn lê
  • Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
  • Kích thước 14×20.5cm
  • Số trang 472
  • Ngày phát hành 11-06-2008
NGƯỜI ĐÀI BẮC (BÌA CỨNG)

NGƯỜI ĐÀI BẮC (BÌA CỨNG)

  • Tác giả bạch tiên dũng
  • Dịch giả nguyễn tú uyên
  • Nhà xuất bản Hà Nội
  • Kích thước 14×20.5cm
  • Số trang 313
  • Ngày phát hành 2023
ALI VÀ NINO

ALI VÀ NINO

  • Tác giả kurban said
  • Dịch giả nguyễn bích lan
  • Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
  • Kích thước Đang cập nhật
  • Số trang 368
  • Ngày phát hành Đang cập nhật
2666 (BÌA CỨNG)

2666 (BÌA CỨNG)

  • Tác giả roberto bolano
  • Dịch giả trần tiễn cao đăng – quân khuê
  • Nhà xuất bản Hội nhà văn
  • Kích thước Đang cập nhật
  • Số trang 885
  • Ngày phát hành Đang cập nhật
1Q84 TẬP 2

1Q84 TẬP 2

  • Tác giả haruki murakami
  • Dịch giả lục hương
  • Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
  • Kích thước Đang cập nhật
  • Số trang Đang cập nhật
  • Ngày phát hành Đang cập nhật
1Q84 TẬP 3

1Q84 TẬP 3

  • Tác giả haruki murakami
  • Dịch giả lục hương
  • Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
  • Kích thước Đang cập nhật
  • Số trang Đang cập nhật
  • Ngày phát hành Đang cập nhật
AI ĐÓ CHẠY CÙNG TA

AI ĐÓ CHẠY CÙNG TA

  • Tác giả david grossman
  • Dịch giả huyền vũ
  • Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
  • Kích thước Đang cập nhật
  • Số trang Đang cập nhật
  • Ngày phát hành Đang cập nhật