Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Trường Pháp Ở Việt Nam 1945 -1975

Giá bán:

224.100 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

 

Trường Pháp Ở Việt Nam 1945 -1975

Cuốn sách “Trường Pháp tại Việt Nam (1945-1975): từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa” – công trình khoa học phân tích sự biến chuyển của hợp tác văn hóa Pháp tại Việt Nam, trong ba thập niên từ 1945 đến 1975, dưới góc độ giáo dục – của TS Nguyễn Thụy Phương (trường ĐH Geneva).

Từ 1954 đến 1975, có hàng chục ngàn thanh thiếu niên Việt Nam ngồi trên ghế nhà trường tại các trường trung học Pháp ở Việt Nam. Những học sinh này thấm đượm văn hóa Pháp được truyền tải qua nhà trường Pháp. Ngày nay, rất nhiều người trong số họ sinh sống ở phương Tây và trở thành bác sỹ, nhà nghiên cứu, giáo sư, kỹ sư, nghệ sỹ, công chức cao cấp… Một số người trong số họ trở nên nổi tiếng như nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận hay nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Đa phần họ đều thành thạo Pháp ngữ, Anh ngữ, am hiểu văn hóa Á Đông và Tây phương, đặc biệt là văn hóa Pháp. 

Nhưng TS Nguyễn Thụy Phương cho biết, từ trước tới nay, nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử giáo dục nói riêng dường như “lãng quên” sự tồn tại của hệ thống trường Pháp tại Việt Nam sau 1945. Khảo sát của chị cho thấy, tại Pháp, các sử liệu về hệ thống giáo dục Pháp hiện nay không đề cập sâu đến nghiên cứu về giáo dục thuộc địa nói chung và giáo dục Pháp tại các nước thuộc địa cũ. Các công trình về lịch sử giáo dục Việt Nam cũng rất ít ỏi: từ 1965 đến 2011, chúng ta chỉ thống kê được năm luận án về giáo dục Đông Dương thuộc địa và hai cuốn sách mang tính tổng thuật. Ngày nay, tên tuổi của những trường trung học hay sự hiện diện văn hóa Pháp trong giai đoạn đó chỉ được nhắc đến rất ít. Chỉ có những ai từng học ở trường Pháp mới biết đến sự tồn tại của trường họ từng học.

Do vậy, TS Nguyễn Thụy Phương đã thực hiện nghiên cứu này nhằm miêu tả và phân tích hệ thống giáo dục Pháp tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam sau 1945 ở những bình diện chính sách, tổ chức và cách thức vận hành. Trong công trình nghiên cứu này, bằng phương pháp liên ngành lịch sử và xã hội học, TS. Nguyễn Thụy Phương không chỉ làm sáng tỏ nhiều sự kiện lịch sử mà còn trần thuật hồi ức của nhiều thế hệ học sinh để chia sẻ với bạn đọc một câu chuyện tưởng chừng như rơi vào quên lãng. Để tiến hành nghiên cứu, TS Nguyễn Thụy Phương đã phỏng vấn sâu và thực hiện bảng hỏi trong gần ba năm (2010-2012), với hơn 100 cựu học sinh và giáo viên của trường Pháp tại Việt Nam từ 1945 đến 1975. Đồng thời chị cũng khai thác những cuốn hồi ký đã được đăng tải hay in ấn của các cựu học sinh và tìm kiếm tài liệu lưu trữ có liên quan. 

Cuốn sách được đánh giá là độc đáo và mới mẻ, giao thoa nhiều chủ điểm nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, giáo dục Pháp và Việt Nam, giải thực dân, ngoại giao văn hóa (trước đó, cuốn sách này cũng được Giải thưởng Lịch sử giáo dục Robert Mallet 2015). 

Nhà sử học Eric Jennings, ĐH Toronto, Canada nhận xét, những phân tích tinh tế của TS Nguyễn Thụy Phương đã làm nổi bật, hé lộ một thế giới đa văn hóa và phân hóa – thông qua những thân phận con người có thời thơ ấu phải lang thang từ Bắc vào Nam, rồi ra nước ngoài, những con đường đời đầy khúc quanh, biến động. Ông nói: “Chúng ta cứ ngỡ thế giới đó đã biến mất nhưng [thực ra] nó không chỉ để lại dấu ấn sâu sắc trong nhiều thế hệ và vẫn còn liên quan đến thế giới đang thay đổi từng ngày của chúng ta….Tóm lại, Nguyễn Thụy Phương đã tặng cho chúng ta một công trình nghiêm túc nhưng vẫn đầy sắc thái và tinh tế. Sự phong phú và đa dạng của những bằng chứng trong đó vẫn sẽ luôn là một tư liệu đầy hấp dẫn với những người nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, về giáo dục, về cộng đồng hải ngoại và về quá trình phi thực dân hóa mà chúng ta đã trải qua.

Xem thêm

Who? Chuyện kể về danh nhân thế giới – Charles Darwin (2023)

Mã Kim Đồng:
6232407130026
  • ISBN: 978-604-2-30870-0
  • Tác giả: Ahn Hyungmo
                  ChungBe Studios
  • Đối tượng: Nhi đồng (6 – 11)   
  • Khuôn Khổ: 14.5×20.5 cm
  • Số trang: 196
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 185 gram
  • Bộ sách: Who? Chuyện kể về danh nhân thế giới

Tập tục quê em – Phong tục cưới hỏi

Mã Kim Đồng:
6221508680002
  • ISBN: 978-604-2-26876-9
  • Tác giả:  Quốc Kha
                   Thanh Thủy
  • Đối tượng: Nhi đồng (6 – 11)
  • Khuôn Khổ: 22×24 cm
  • Số trang: 20
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 100 gram
  • Bộ sách: Tập tục quê em

Tranh truyện lịch sử Việt Nam – Ngọc Hân công chúa

Mã Kim Đồng:
5241406320052
  • ISBN: 978-604-2-37598-6
  • Tác giả: Vương Trọng
                  Lê Minh Hải
  • Đối tượng: Nhi đồng (6 – 11)
  • Khuôn Khổ: 14,5×20,5 cm
  • Số trang: 32
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 100 gram
  • Bộ sách: Tranh truyện lịch sử Việt Nam

Bé vào mẫu giáo – Đi học thật vui

Mã Kim Đồng:
5231500010061
  • ISBN: 978-604-2-32791-6
  • Tác giả: Giang Phạm
  • Đối tượng: Nhà trẻ – mẫu giáo (0 – 6)
  • Khuôn Khổ: 20.5×20.5 cm
  • Số trang: 28
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 100 gram
Chờ load dữ liệu