Hồi ức về Hà Nội, “tuổi mình” thuộc thế hệ 6x, 7x. Chuyện của thế hệ ấy tức là vừa đi qua chiến tranh. Hà Nội với biệt thự Pháp sang trọng phố cũ, và tập thể mới náo nhiệt trọ một phòng ba bốn độc thân, mua bán ăn uống thảy theo tem phiếu. Đường phố vỉa hè rộng với rất nhiều thương nhớ các tuổi mơ màng lãng mạn, “quá mù những vẫn chưa mưa”.
Nên đều là những tình rất đẹp, trong veo, không vụ lợi, không toan tính, trong “Tuổi ấy mình yêu”.
Lê Anh Hoài, “văn của Lê Minh Hà là một bảo tàng bằng ngôn từ về Hà Nội thời bao cấp”.
Lê Minh Hà viết “trong tinh thần lụy tiếng Việt”, thế mạnh của nhà văn Lê Minh Hà trong cách hành văn đẹp, trong lối kể chuyện tỉ mỉ mà duyên dáng, những điều khiến người đọc tìm đến và yêu thích văn chương của chị.- Phi Hà
“Chính cuộc sống 20 năm đó lại cho phép tôi hiểu một cách kỹ càng hơn về mảnh đất này, mảnh đất mà nói như Nguyễn Huy Tưởng là cần phải sống cùng với nó, sống mãi với Thủ đô. Mà nó lạ lắm, những nhận thức sách vở nọ kia lại không động chạm đến tôi đâu, mà là cái đời sống bên kia từng ngày từng giờ một, như một người dân rất bình thường, nhưng chính đời sống đó lại giúp tôi hiểu về những cái tôi đã từng đi qua ở Hà Nội”
Nhà văn Nguyễn Trương Quý: “Những câu chuyện kể thú vị, được kể theo dòng hồi ức, từ ký ức này nảy ra ký ức khác – cũng như khi người đọc internet đọc từ link này sang link khác – nhưng bằng những dòng văn đẹp, chau truốt, cổ điển…Cảm nhận của tôi văn chị Hà rất kỹ càng, không bỏ sót một tính từ nào… chị Hà đặc biệt rất giỏi trong chọn từ để mô tả tâm lý, trạng thái đấy. Đó là cái mà tôi nghĩ phải trải nghiệm rất lâu, vốn từ rất phong phú mới có thể điều khiển được như thế.”
“Hà Nội ngày tháng hậu chiến tuy xác xơ, vẫn lấp lánh chút nắng vàng mơ. Nơi ấy có một cô gái, lặng lẽ quan sát bao phận đời... Nhà, cô thấy đẹp. Người, cô thấy yêu. Bất chấp hệ lụy lịch sử. Bất chấp đói nghèo, tham lam, keo kiệt, ngu dốt, độc ác. Vì nơi ấy lưu giữ tuổi thơ, cùng những rung động đầu đời trong cô”- Nguyệt Cầm