
CHẾT CHO MÀU CỜ
- Tác giả tim marshall
- Dịch giả trần trọng hải minh
- Nhà xuất bản Phụ Nữ
- Kích thước Đang cập nhật
- Số trang 384
- Ngày phát hành 2023
106.200 ₫
Tuyến phong cảnh đô thị là tuyển tập gồm tám truyện ngắn của Lưu Niệt Âu, được biết đến như sáng tác đầu tiên theo khuynh hướng tân cảm giác của văn học hiện đại Trung Quốc. Văn chương Lưu Niệt Âu có sự pha trộn của ba nền văn hoá, nhưng nếu phải tìm ra một yếu tố làm nên linh hồn cho tác phẩm của ông thì có lẽ chính là đô thị mang tên Thượng Hải. Dưới ngòi bút nhà văn, thành phố Thượng Hải đầu thế kỉ XX không còn chỉ là một thứ bối cảnh làm nền cho những câu chuyện tình yêu và nhân vật nam nữ mà đã trở thành một đối tượng thẩm mĩ, một thực thể độc lập, tràn đầy sức sống.
Thưởng thức vẻ phù hoa mê hoặc và chứng kiến cả sự tăm tối suy đồi chốn thành thị, Lưu Niệt Âu gửi gắm những thể nghiệm về đời sống đô thị hiện đại vào con chữ. Tuy chỉ để lại vỏn vẹn một tập truyện ngắn Tuyến phong cảnh đô thị và vài sáng tác lẻ, song tác phẩm đã đủ để xác lập vị trí không thể thay thế của ông trong lịch sử văn học và điện ảnh Trung Quốc hiện đại.
-------------------------------------------------------------------
"Mạng sống bị tước đi bởi sát thủ vô danh vào năm 1939, cuộc đời ngắn ngủi của Lưu Niệt Âu đã phản ánh phong trào văn học do chính mình khởi tạo và ra đi cùng ông. Trước đó, ông vẫn kịp xuất bản tập truyện ngắn Tuyến phong cảnh đô thị mà ở chừng mực nhất định đã định nghĩa lại lối hành văn đô thị cho các tác giả Trung Quốc ở Thượng Hải thời kì Nam Kinh (1927-1937)." – Sử Thư Mĩ, Giới tính, và chủ nghĩa Bán thuộc địa: Phong cảnh đô thị Thượng Hải của Lưu Niệt Âu.
"Những nhân vật đó, cũng như Lưu Niệt Âu, là những đứa con cưng của Thượng Hải. Họ sống, làm việc, vui chơi và yêu đương theo các quy luật do thành phố đặt ra. Trong mỗi câu chuyện cụ thể dưới ngòi bút của Lưu Niệt Âu, ta thấy dường như họ đang theo đuổi tiền tài, danh vọng, tình yêu hay dục vọng,... Nhưng khi nhìn một cách tổng thể, ta mới phát hiện ra rằng những thứ đó chẳng qua chỉ là biến thể mang tên gọi khác nhau của cùng một giấc mơ có tên “thành phố”.”– TS Nguyễn Thị Diệu Linh, Lưu Niệt Âu và giấc mơ mang tên “Thượng Hải”.
-------------------------------------------------------------------
Về tác giả
Lưu Niệt Âu (1905-1940), tên thật Lưu Xán Ba, là nhà văn quê quán Đài Loan. Ông được biết đến nhờ những sáng tác tiên phong, mở đường cho trường phái Tân cảm giác tại Trung Quốc. Năm 1940, ông bị ám sát ngay sau khi nhậm chức Tổng Biên tập Quốc dân nhật báo, di sản văn chương để lại chỉ duy nhất tập truyện ngắn Tuyến phong cảnh đô thị cùng vài sáng tác lẻ.
-------------------------------------------------------------------
Về tủ sách
Tân cảm giác Thượng Hải là tên gọi của trường phái văn học phát triển rực rỡ những năm 1930 tại Trung Quốc. Lấy cảm hứng từ trào lưu văn học tiền chiến Shinkankakuha ở Nhật Bản, các tác phẩm của phái xoay quanh chủ đề chính là đời sống thành thị Thượng Hải. Những cây bút tiêu biểu bao gồm Lưu Niệt Âu, Thi Trập Tồn, Mục Thời Anh, Ức Đạt Phu,…
Quy cách: Sách in bìa flexi giả cứng độc đáo. Ruột giấy xốp trắng ngà, chống loá, chống mốc, nhẹ.
Vui Đọc Thơ Văn Lớp 1 (Hỗ Trợ Đọc Mở Rộng Cho Học Sinh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018) Sách được biên
Cuốn sách Quy Luật Bất Biến Về Lãnh Đạo được viết bằng kinh nghiệm nhiều năm trong vị trí cố vấn quản lý của tác giả
Chuyện Trò Cùng Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc Về Nếp Sống An Lạc Mấy năm gần đây, tôi thường được mời nói chuyện về “Một
Đã năm ngày rồi Sói Xám chưa có gì bỏ bụng. Nhưng hôm nay nó đã nghĩ ra một cái bẫy hoàn hảo, đó chính
Tư Duy Hình Ảnh – Visual Thinking Nếu bạn vẫn chưa sử dụng được sức mạnh của tư duy hình ảnh thì tại sao không
Chân lý vô thường – Tuyển tập Ranh giới giữa mê và ngộ – Tập 22 Có câu: “Thứ xấu thì không mất đi, thứ
Vườn yêu (tiểu thuyết) Đa cảnh giới, chồng chập chiều kích, các nhân vật trẻ tuổi đi xuyên từ không/thời gian này đến không/thời
Các bố mẹ có biết không, trong cuộc sống hàng ngày, có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần học hỏi và rèn
Di sản Hồ Chí Minh – Học Bác lòng ta trong sáng hơn Việc học Bác Hồ dù được diễn giải bằng nhiều cách
Dạy Con Trong Hoang Mang II Gửi gắm thông điệp “chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ” Với thông điệp “Chuyển hóa chính
Vương Hồng Sển – Tạp bút năm Giáp Tuất 1994 Đây là một trong những tập di cảo của học giả Vương Hồng Sển,