Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Văn Chương Sài Gòn 1881-1924 (Tập 3): Mật Thám Truyện

Giá bán:

190.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

Văn Chương Sài Gòn 1881-1924 (Tập 3): Mật Thám Truyện

Mật thám truyện là tên một mục trên Tân Đợi Thời Báo xuất hiện từ giữa năm 1915 do nhà văn, bác sĩ Biến Ngũ Nhy phụ trách. Mật thám truyện là thể loại tiểu thuyết ngày nay thường gọi là truyện trinh thám, hình sự, vụ án. Độc giả hẳn đã quá quen thuộc với loại truyện này qua các tác phẩm hấp dẫn Conan Doyle, Agatha Christie, Dan Brown... Biến Ngũ Nhy đã dịch một loạt khá nhiều truyện loại này, điều đáng tiếc là nhà văn Biến Ngũ Nhy đã không cho biết những truyện ông dịch từ nguồn nào, của tác giả nào!

Hầu hết các nhà nghiên cứu văn học quốc ngữ nước ta lâu nay đều cho rằng, truyện trinh thám quốc ngữ xuất hiện từ năm 1917 trên tờ Công Luận Báo và ông tổ của thể loại truyện này là nhà văn Biến Ngũ Nhy với loạt truyện mang tên chung là “Mật thám truyện”.

Trong tập truyện này, chúng tôi chỉ giới thiệu hai truyện đầu tiên trong loạt Mật thám truyện của Biến Ngũ Nhy đăng trên Tân Đợi Thời Báo. Những truyện còn lại cùng thể loại hoặc là loại truyện phiêu lưu mạo hiểm... chúng tôi sưu tầm từ các tờ báo khác như Nam Kỳ tuần báo, Nông Cổ Mín Đàm, Nam Kỳ Địa Phận... Đặc biệt, những truyện dịch trên Nam Kỳ tuần báo xuất hiện đầu tiên trên báo chí quốc ngữ nước ta. Thiển nghĩ, nếu không giới thiệu những tác phẩm này, chúng tôi tự thấy có lỗi với bản thân, có lỗi với bạn đọc và có lỗi với thế hệ sau này khi học, nghiên cứu văn học nước ta. Đây là điều chúng tôi rất muốn lâu nay nhưng chưa có dịp. Đã hơn 100 năm, văn học miền Nam vẫn chưa được biết đến nhiều, đây là dịp để các bạn có thể đọc được một phần những tác phẩm của tiền nhân còn lưu lại.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cuộc sống còn mang nhiều chất nông nghiệp, dù người Sài Gòn và một số đô thị ở miền Nam đã quen với nếp sống thành thị, nên sự nhàn rỗi cũng nhiều. Do vậy truyện thường viết chậm rãi, từ từ không gấp gáp như đời sống hiện nay. Cách sử dụng từ ngữ trong các truyện cũng gắn chặt với đời sống thường nhật nên lắm khi đọc thấy cộc cằn, thiếu mượt mà... Đó cũng là nét chung của văn chương quốc ngữ thuở ban đầu của chúng ta.

Dầu là truyện hình sự, trinh thám nhưng đây cũng là một mảng tiểu thuyết mang tính “lịch sử” của văn học Việt. Vì vậy, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần, đọc để giải trí, đọc để hiểu biết và cũng là cách tìm hiểu thêm về văn học Việt thuở ban đầu mà người xưa đã mất nhiều công sức để lại cho chúng ta.

Để các bạn hôm nay có thể đọc một cách dễ hiểu, trong quá trình sưu tầm và chép lại các truyện, chúng tôi đã mạn phép điều chỉnh chút ít về chánh tả như cái dường = cái giường, các dấu hỏi, ngã hoặc để trong ngoặc [] những chữ tương đồng như thoàn [thuyền], song vẫn giữ nguyên câu, chữ và cách hành văn để bạn đọc và các nhà nghiên cứu tiện nghiên cứu sâu hơn. Đồng thời chúng tôi cũng chú giải những chữ xưa nay ít dùng hoặc không còn dùng nữa.

Xem thêm

QUÊ HƯƠNG TÔI - BÌA CỨNG

QUÊ HƯƠNG TÔI – BÌA CỨNG

  • Tác giả tràng thiên
  • Dịch giả Đang cập nhật
  • Nhà xuất bản Hồng Đức
  • Kích thước Đang cập nhật
  • Số trang 354
  • Ngày phát hành 2021

Sứ giả bốn mùa – Vũ điệu mùa xuân – Quyển 2 (Tặng Postcard)

Mã Kim Đồng:
5242817570002
  • ISBN: 978-604-2-37361-6
  • Tác giả: Kana Akatsuki
                  Suoh
  • Đối tượng: Tuổi mới lớn (15 – 18)
                      Tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi)
  • Khuôn Khổ: 13×19 cm
  • Số trang: 572
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 550 gram
  • Bộ sách: Sứ giả bốn mùa 

Shin Cậu Bé Bút Chì – Tập 22

Được phát hành lần đầu vào năm 1992, bộ truyện sớm gây được tiếng vang đối với độc giả Nhật Bản và nhiều nước khác

Historie – Tập 10

Historie kể về cuộc đời của Eumenes, tướng lĩnh và là người hầu cận trung thành nhất của Alexander Đại Đế. Qua đôi mắt của

Fire Force – Tập 23

Truyện lấy bối cảnh thế giới khi con người đối mặt với hiện tượng “nhân thể bộc hỏa”, tức con người tự bốc cháy. Câu

Chờ load dữ liệu