Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tựa sách

Văn minh Trà Việt (Bìa cứng)

Giá bán:

351.000 

Số lượng:

Tư vấn qua Chat Zalo

Mô tả

 

Văn minh Trà Việt (Bìa cứng)

Cuốn sách Văn minh Trà Việt của tác giả Trịnh Quang Dũng viết về cuộc hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt. Sách gồm 4 chương trình bày về nguồn gốc xuất xứ của trà Việt và khẳng định Việt Nam là cội nguồn trà của thế giới bằng những luận chứng và tư liệu thuyết phục. Lần đầu tiên trang Biên niên sử trà Việt được dựng nên từ những cứ liệu quý giá, chắt lọc, truy xét kỹ lưỡng, khai thác qua nhiều nguồn thông tin: dữ liệu lịch sử, tư liệu khảo cổ, tác phẩm văn học, các truyền thuyết, phả lục và trên hết từ những nhân chứng, vật chứng sống còn đang hiển hiện quanh ta (Phần I). Tiếp theo là nghệ thuật thưởng trà độc đáo Việt với sự song hành của hai phong thái: uống trà dân gian giải khát và nghệ thuật thưởng trà bác học - cung đình kiêu sa và tinh tế (Phần II). Để tôn vinh nghệ thuật và văn hóa trà Việt không gì khác hơn chính là nền trà cụ Việt độc đáo với hình thái đa dạng: trà cụ dân gian bản địa, trà cụ cung đình. Nếu như trà cụ dân gian không chỉ gắn liền với hơi thở làng quê mà ăn sâu bén rễ vào tất cả mọi tầng lớp: từ cộng đồng cư dân nghèo khó đến tầng lớp trên giàu sang quyền quý, thậm chí cả ở giới tinh hoa thì trà cung đình lại mang hơi hướng khác biệt hẳn. Loại trà cụ cung đình chẳng những thể hiện sự tinh tế, độc đáo, chuyên biệt hóa cao, mà còn luôn ẩn chứa nét sáng tạo, sang trọng, kiêu sa của giới quý tộc Việt (Phần III). Một bề dày về nghề khai thác, canh tác trà trải hơn 5000 năm của tộc Việt vượt qua bao bão tố của lịch sử cũng đã được tìm tòi, tái hiện thông qua những vùng trà huyền thoại, những đặc sản trà tinh khiết, cao sang chinh phục lòng người, khắc dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè toàn cầu (Phần IV).

Điểm đặc biệt của lần tái bản này là sau hơn10 năm sưu tầm, tích lũy thêm nhiều tư liệu quý giá và đón nhận những phản hồi tích cực từ cộng đồng yêu trà Việt, tác giả đã bổ sung thêm nhiều nguồn tư liệu và cứ liệu quan trọng để minh xác, khẳng định thêm về lịch sử văn hóa trà Bách Việt, cội nguồn căn bản của trà Việt trải suốt 5000 năm lịch sử.

Giờ đây chân dung trà Việt hội tụ từ văn hóa trà Bách Việt dần được sáng tỏ hơn bao giờ hết. Kho báu vô giá trà Shan Tuyết cổ thụ Việt đã xuất lộ suốt một dải vùng Tây Bắc sang Đông Bắc Việt Nam, kéo tới Tây Nguyên, thậm chí hiện diện ngay tại khu vực châu thổ sông Hồng đã minh chứng hùng hồn: “Việt Nam” là một trong những “cái nôi” phát tích hiếm hoi của cây trà trên thế giới! Chứng cứ phi Hán và minh định cư dân Bách Việt mới là chủ nhân thực sự tạo dựng lên con đường Trà mã cổ đạo kì bí từ 1500 năm trước. Nhiều tư liệu mới về nguồn gốc trà Đâm dân gian có từ thế kỉ III (TCN). Hàng loạt chứng cứ văn hóa trà Bách Việt hội tụ về trà Việt qua tập tục trà của người: Mông, Thái, Dao, Mường, Cao Lan, Hà Nhì, Sán Dìu… đã được sưu tầm. Chứng cứ khẳng định về trà Mạn Hảo Việt danh bất hư truyền càng thuyết phục hơn về nền một văn hóa trà Việt đậm đặc bản sắc.

Hàng loạt câu chuyện thú vị mới về trăm năm trà sen Trưởng An, về giống trà chờ Lồng Việt chiếm vị trí giống chủ đạo của vương quốc trà Cylon (Srilanca) và “chân dung” chân thực về những vùng trà đầy quyến rũ: Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), Linh Sơn (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Thanh Chương (Nghệ An), Long Cốc Phú (Phú Thọ)… cùng các dự án trà, những nhân vật trẻ tuổi nhưng dốc lòng, dốc sức với cây chè như Đào Đức Hiếu, bỏ phố lên rừng, vượt cổng trời để bầu bạn với cây trà Shan Tuyết; như ông Đặng Văn Minh, người trải qua bao đắng cay trong đời, nhưng chính cây chè Shan Tuyết đã cứu cuộc đời và đưa ông tới một cuộc sống mới. Những câu chuyện đậm đặc chất văn hóa Việt vẽ tiếp bức tranh toàn cảnh hoành tráng hơn, sinh động và kì vĩ hơn về nền “Văn minh trà Việt”! Cuối cùng, cuốn sách mong muốn gửi tới độc giả thông điệp của người xưa về tác dụng của trà có thể gói gọn trong lời “sấm” dạy của thần y Tuệ Tĩnh: Trà khả thanh tâm giải nhiệt, ẩm nhất bát, vạn lự đốn tiêu - Trà làm cho tâm hồn sảng khoái, thanh nhiệt cơ thể, uống một bát vạn nỗi ưu phiền tan biến.

Tác giả

Tác giả Trịnh Quang Dũng sinh năm 1952 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Sofia Bulgaria 1975 và tu nghiệp sau đại học tại Viện Hàn lâm Khoa học CzechSlovakia 1986-1987. Ông là nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chuyên gia đầu ngành điện mặt trời cho UNDP-VN, người tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời từ năm 1990, là chủ nhiệm nhiều dự án điện mặt trời quốc gia và quốc tế. Hiện là thành viên Ban Tư vấn – Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam.

Ông là cây viết báo xuân về đề tài văn hóa Việt trong suốt 25 năm qua cho: Báo Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Sài Gòn giải phóng, Báo Khoa học phổ thông, Tạp chí Xưa và Nay, Tập san Đại đoàn kết (Pháp), Báo Khoa học đời sống, Báo Giáo dục v.v… Ông đăng đàn về văn hoá Việt nhiều lần tại các hội thảo và trên truyền thông đại chúng: VTV1, VTV3, VTV4, VTC, HTV7, HTV9, Tuổi Trẻ TV, Midnight Talk, v.v…

Một số trích đoạn hay

“Hàng ngàn năm trước, trên đỉnh Suối Giàng xuất hiện hai vị đạo sĩ đến đây đánh cờ. Hai ông say mê chơi cờ quên cả trời đông giá rét. Thấy vậy, một cô gái trên đỉnh Suối Giàng đi hái những búp chè Tuyết mọc đầy trên đỉnh núi, pha mời hai đạo sĩ uống. Vị chè quá ngon, càng uống, càng thấy tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hai ngài chơi cờ suốt mấy ngày liền cũng không thấy mệt! Cô gái bảo, do nấu chè tươi bằng nước suối Tập Lang tinh khiết lấy tít trên đỉnh núi cao, còn lá trà được hấp thụ khí trời thuần khiết của mây mù gió núi, tạo nên hương vị độc đáo. Từ đó, hai vị đạo sĩ thường xuyên lên đỉnh Suối Giàng chơi cờ và thưởng thức hương vị khó quên của chè Tuyết Suối Giàng”

trích Văn minh trà Việt -

Shan Tuyết Tâm trà còn khai thác thêm nguồn nguyên liệu búp Shan cổ thụ Mồ Sì San quý hiếm trên độ cao 2000 m. Vùng trà hẻo lánh này vắt ngang 2 tỉnh Lào Cai - Lai Châu có hương vị thiên nhiên rất riêng. Shan tuyết Tâm trà kết tinh từ: Nguyên liệu quý hiếm - Chế biến trên dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất và thấm đẫm giá trị truyền thống văn hóa Việt.

trích Văn minh trà Việt-

Đàn ông Mông ở Suối Giàng luôn luôn có 3 thứ không thể thiếu: Vợ là thứ nhất, người bạn đời keo sơn do ông Giàng ban cho, nên phải biết quý trọng, không được làm gì để vợ buồn khổ chọn cách vào rừng ăn lá ngón. Rượu là bạn nối khố thứ hai, vì không biết uống rượu thì phải sống cô độc, không có ai chơi với. Và thứ 3 là những cây chè Shan Tuyết cổ thụ, chúng giống như bố mẹ, tận tụy nuôi sống người Mông.

trích Văn minh trà Việt

Văn hóa trà Điền Việt còn bảo tồn một tập tục uống trà rất đặc sắc của dân tộc Bạch gọi là Bạch tộc Tam đạo trà: “… Sau một tiết mục hát, múa truyền thống dân tộc là một tuần trà mời khách. Chén trà đầu (tuần trà thứ nhất) có vị thật đắng biểu trưng nỗi cay đắng, gian khổ trong cuộc sống; chén trà thứ hai lại thật ngọt tượng trưng cho thành công và hạnh phúc; chén trà thứ ba không đắng, không ngọt được gọi là chén trà hồi quy để hồi tưởng lại những gian khổ, vất vả cũng như hạnh phúc trong cuộc đời”. Cách pha trà của họ cũng rất đặc biệt: “… lá trà non được hơ trên ngọn lửa cho đến khi biến thành màu vàng và tỏa hương thơm mới được cho vào ấm pha nước sôi để thật lâu cho ngấm trà, khi lá trà chìm hết mới rót ra thưởng thức. Khi uống trà họ còn lấy lá trà ra nhâm nhi, nếu thiếu điều này coi như vô lễ với khách”.

trích Văn minh trà Việt

Ta hãy nghe trà sĩ Phạm Đình Hổ thổ lộ: “… Ta sinh trưởng đúng lúc thịnh vượng đời Cảnh Hưng trong nước vô sự, nhà quý tộc, bậc công hầu, các con em nhà quý thích đều ưa chuộng xa xỉ, có khi mua một cái ấm chén phí tổn đến vài mươi lạng bạc. Thường có người qua chơi các hiệu trà, thăm dò các phố buôn bán hết tiền quan ấy đến chục khác để mua chuốc lấy trà ngon. Lúc ngồi rảnh pha trà uống với nhau, lại đánh cuộc để xem trà đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá trà năm nay cao hay hạ. Kẻ thì ưa thanh hương, kẻ thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên mua cho được trà ngon để bày khay chén ra uống thử. Thậm chí có kẻ đặt tiền để mua cho được hiệu trà Chính Sơn, gửi tàu buôn để đặt cho được kiểu ấm chén mới lạ, cách hiếu thượng đến thế là cùng cực”

Xem thêm

Doraemon truyện ngắn – Tập 24

Mã Kim Đồng:
6242204340024
  • ISBN: 978-604-2-34535-4
  • Tác giả: Fujiko F Fujio
  • Đối tượng: Nhi đồng (6 – 11)
  • Khuôn Khổ: 11,3×17,6 cm
  • Số trang: 192
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 140 gram
  • Bộ sách: Doraemon truyện ngắn

Fujiko F Fujio Đại tuyển tập – Doraemon truyện dài – Tập 3

Mã Kim Đồng:
5172211030003
  • ISBN: 978-604-2-09905-9
  • Tác giả: Fujiko F Fujio
  • Đối tượng:  Nhi đồng (6 – 11)
  • Khuôn Khổ: 14.5 x 20.5cm
  • Số trang: 624
  • Định dạng: bìa mềm
  • Trọng lượng: 530 gram
  • Bộ sách: Fujiko F Fujio Đại tuyển tập – Doraemon truyện dài
  • Ngày phát hành: 31/12/2017

Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên

Tranh truyện dân gian Việt Nan – Chiếc hũ thần

Mã Kim Đồng: 6201400290024ISBN: 978-604-2-15906-7Tác giả: Phạm Ngọc TuấnHiếu MinhĐối tượng: Nhi đồng (6 – 11)Khuôn Khổ: 14.5×20.5 cmSố trang: 32Định dạng: bìa mềmTrọng lượng: 100 gramBộ sách: Tranh truyện dân gian Việt NamNgày phát hành: 03/07/2020

Ngôi nhà yêu thương – Con yêu tất cả (2021)

Mã Kim Đồng: 6212412970003ISBN: 978-604-2-20504-7Tác giả: Nhiều tác giảĐối tượng: Nhà trẻ – mẫu giáo (0 – 6)Khuôn Khổ: 15.5×20.5 cmSố trang: 16Định dạng: sách cartonTrọng lượng: 180 gramBộ sách: Ngôi nhà yêu thươngNgày phát hành: 19/03/2021

Gần Như Là Nhà

Gần Như Là Nhà

  Gần Như Là Nhà Câu chuyện về danh tính của những người trẻ thế hệ Y – thế hệ bắt đầu bước ra thế

Chờ load dữ liệu